1. Nhữngbứcbíchhọacổẩndướitượngthánh
Nhà thờ Uspensky được xây dựng vào cuối thế kỷ XV. Đây là nhà thờ chính trong Điện Kremlin, nơi làm lễ đăng quang của các triều đại nước Nga. Vụ hỏa hoạn xảy ra năm 1626 đã làm cho nhà thờ này bị hư hại nặng nề. Trong hai năm 1642-1643, Sa hoàng Mikhail Fedorovich Romanov đã ra lệnh gỡ bỏ những bức tranh tường cũ và trang trí lại nhà thờ.
Những bức bích họa bên trong Nhà thờ Uspensky. Ảnh: Anna Sorokina |
Các nhà phục chế ngày nay đã rất ngạc nhiên, khi phát hiện thấy ẩn dưới tượng thánh là những bức bích họa cổ. “Chúng tôi đã phát hiện ba lớp trang trí hoa văn không đề chữ và bên trên là những bức ảnh treo có hình các vị Thánh. Hai bức trên cùng, cũng như phần lớn những bức tranh tường khác bên trong nhà thờ, đều được vẽ năm 1643. Những bức phía dưới có thể được vẽ vào cuối thế kỷ XV, khi bức tượng thánh đầu tiên được vẽ trên tường, hoặc vào năm 1515, thời điểm kết thúc việc trang trí toàn bộ nhà thờ”, người phụ trách bảo tồn nhà thờ Aleksei Barkov cho biết.
Trên một bức bích họa, người ta còn phát hiện thấy dấu tích từ những lần gia cố bức tượng thánh trên tường đầu tiên, điều này giúp lý giải tại sao những bức bích họa vẫn được bảo quản. Rõ ràng, người ta đã rất khó xử khi quyết định gỡ bỏ chúng. Hiện các nhà phục chế vẫn tiếp tục tìm kiếm những bức tranh cổ tại nhà thờ này.
2. Bộ đènchùm đượclàmbằngsốbạcbị đánhcắp
Sau khi đội quân Napoleon tiến vào Moskva năm 1812, thực tế toàn bộ số bạc bên trong nhà thờ Uspensky cũng biến mất theo. Khi đó chỉ còn lại mộ phần chứa thánh cốt của Đại giáo chủ Yona, người mà theo truyền thuyết kể lại rằng, đã xuất hiện trước mặt quân Pháp với nắm đấm đe dọa khiến chúng không dám liều lĩnh. Nhưng khi đội quân Napoleon rút đi, chúng đã kịp đập vỡ và trả lại nhà thờ những thứ cướp bóc được (gần 300 kg kim loại quý). Lúc đó, số kim loại quý này đã bị nấu chảy. Đến năm 1817, người ta đã dùng số kim loại đó để đúc bộ đèn chùm dùng trong nhà thờ có hình những bông hoa và cành nho. Ngày nay có thể chiêm ngưỡng bộ đèn chùm này tại nhà thờ Uspensky bên trong Điện Kremlin.
Bộ đèn chùm tại nhà thờ Uspensky. Ảnh: Anna Sorokina |
3. Con đường cổ nhất
Vài thế kỷ trước, tại khu vực Điện Kremlin ở Moskva là nơi sinh sống của những điền chủ và giới thương gia, có vườn tược của các tu viện và nhà ở công vụ của quan lại triều đình. Nơi đây có những con đường chật hẹp với những tòa nhà san sát nhau. Từ thời Quận công Ivan III (Đại đế), tại khu vực này thường xuyên xuất hiện những công trình xây dựng, như mở đường, phá dỡ nhà cũ xây nhà mới, dựng và dỡ tượng đài. Khu vực Điện Kremlin ngày nay vốn xưa kia là những khu đất rộng lớn và vườn hoa xanh mướt, tuy nhiên nơi đây hiện chỉ còn giữ lại một con đường không tên. Con đường này nằm giữa cung Giáo chủ và nhà thờ Uspensky, một phía dẫn đến quảng trường Nhà thờ lớn, phía còn lại dẫn đến cổng chính vào nhà thờ.
Con đường cổ bên trong Điện Kremlin. Ảnh: Anna Sorokina |
4. Ảoảnhcủanhữngtòanhà từngbịphá dỡ
Điện Kremlin đã mất đi nhiều di tích kiến trúc trong thập niên đầu sau cách mạng, cũng như trong thời gian diễn ra nhiều cuộc cải tổ trước đó. Tại một vài di tích trong số đó vẫn còn lại những đồ tạo tác. Những mảnh vỡ của móng cung điện Maly Nikolaevsky, nơi trước kia Sa hoàng Nikolai I thường rất thích lui tới, hiện đang được trưng bày trên quảng trường đối diện với chuông Sa hoàng. Không xa nơi đó có cả những mảnh vỡ còn sót lại của tu viện Chudov bị phá dỡ năm 1929. Phía sau những những di chỉ khảo cổ này là bảo tàng ngầm dưới đất mới được xây dựng.
Chuông Sa hoàng nằm dưới chân tòa nhà bên trong Điện Kremlin. Ảnh: Anna Sorokina |
5. Giếng nước bí mật
Tại tháp Góc Arsenal hiện còn bảo tồn giếng nước duy nhất của Điện Kremlin và đây là một trong những giếng nước cổ xưa nhất ở thủ đô Moskva, Liên bang Nga. Tháp Góc Arsenal được xây dựng vào cuối thế kỷ XV ngay trên mạch nước chảy, mục đích là để đảm bảo nguồn cấp nước cho pháo đài trong trường bị bao vây. Điểm bất thường của mạch nước này là có vài lần mực nước dâng lên đến nỗi làm ngập toàn bộ khu vực này. Mãi đến năm 1975, các chuyên gia Liên Xô mới biết được cách thời xưa người ta xử lý vấn đề này như thế nào. Hóa ra, từ giếng nước có một đường hào dẫn đến sông ngầm Neglinka để nước thừa chảy vào đó. Mỗi khi đường hào bị rác làm tắc nghẽn, thì mạch nước sẽ gây ngập khu vực chân tháp. Hiện giếng nước không được ai sử dụng, mặc dù về mặt kỹ thuật thì giếng vẫn hoạt động bình thường và vẫn đổ nước xuống sông ngầm Neglinka. Tuy nhiên, khách du lịch không được phép đi vào khu vực giếng vì lý do an ninh.
Tháp Góc Arsenal của Điện Kremlin ở Moskva. Ảnh: Dmitry Mozzhukhin (CC BY 3.0) |
QUỐC KHÁNH (theo RBTH)