Khai hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế

Hải Vân| 19/02/2024 14:02

Lễ hội được tổ chức đúng ngày giỗ thứ 684 năm của Công chúa Huyền Trân, nhằm tưởng nhớ công lao mở mang bờ cõi của công chúa Huyền Trân đối với sơn hà xã tắc.

Tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân (dưới chân núi Ngũ Phong, TP Huế, Thừa Thiên Huế) vừa diễn ra khai mạc lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.

Lễ hội này thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân và du khách dâng hương vãn cảnh.

Khai hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế - 1

Khai mạc lễ hội đền Huyền Trân.

Công chúa Huyền Trân là người con gái xinh đẹp của vua Trần Nhân Tông đã hy sinh tình yêu và hạnh phúc riêng của mình vì sự nghiệp lớn để đem về cho Đại Việt một vùng đất Châu Ô, Châu Lý vuông ngàn dặm.

Lễ hội với nhiều hoạt động như Đại lễ cầu nguyện “Quốc thái dân an”, nghi lễ dâng hương tại điện Huyền Trân công chúa, dâng hương tại đền thờ vua Trần Nhân Tông.

Sau nghi thức đánh trống khai hội, người dân và du khách đã dâng hương tưởng niệm, tỏ lòng thành kính, tri ân Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông và Công chúa Huyền Trân, những bậc tiền nhân đã có công lao to lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước.

Các hoạt động văn hóa, thể thao như Bài chòi, biểu diễn võ cổ truyền, đẩy gậy, trình diễn thư pháp… được tổ chức tạo không khí vui tươi đầu năm.

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao Thừa Thiên Huế, lễ hội đền Huyền Trân nhằm quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của Huế và thu hút du khách đến với xứ Huế. Đây là lễ hội mang tính chất dân gian của xứ Huế, nằm trong chuỗi các lễ hội đầu năm tại TP Huế được tổ chức để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, tri ân các bậc tiền nhân đã có công với dân, với nước.

Khai hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế - 2

Lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao mở mang bờ cõi của Công chúa Huyền Trân đối với sơn hà xã tắc.

“Đây là lễ hội mang ý nghĩa tri ân người đã có công lao mở đất, mở nước nhờ đó chúng ta mới có vùng đất vùng đất Thừa Thiên Huế tươi đẹp ngày hôm nay. Các hoạt động được tổ chức năm nay rất đa dạng, chúng tôi kết hợp nhiều hoạt động, loại hình văn hóa truyền thống như ca Huế, bài chòi, các trải nghiệm trò chơi dân gian truyền thống, các loại hình như triển lãm, trình diễn trang phục áo dài. Các loại hình văn hóa khá phong phú để bà con nhân dân, du khách có cơ hội trải nghiệm hiểu biết thêm về vùng đất Thừa Thiên Huế về văn hóa đặc biệt của xứ Huế”, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao Thừa Thiên Huế thông tin.

Một số hình ảnh khai hội đền Huyền Trân:

Khai hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế - 3
Khai hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế - 4
Khai hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế - 5
Khai hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế - 6
Khai hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế - 7
Khai hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế - 8
Khai hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế - 9
Khai hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế - 10
Khai hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế - 11
Theo tcdulichtphcm.vn
https://tcdulichtphcm.vn/le-hoi/khai-hoi-den-huyen-tran-o-co-do-hue-c9a68920.html
Copy Link
https://tcdulichtphcm.vn/le-hoi/khai-hoi-den-huyen-tran-o-co-do-hue-c9a68920.html
Bài liên quan
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Chiêm ngưỡng hai thành phố đẹp như mơ ở Malaysia
    Đến Malaysia, không ghé thăm hai thành phố Malacca và Putrajaya sẽ là khuyết điểm lớn. Nếu Malacca mang vẻ đẹp cổ kính bởi đền đài, thành quách thì Putrajaya lại được biết đến là thành phố mới, thông minh và sôi động.
  • 10 sự thật thú vị về văn hóa Malaysia mà bạn nên biết
    Quê hương của đối thủ tuyển Việt Nam tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 có vua sầu riêng, nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa và... đi vệ sinh với phong cách ngồi xổm.
  • Tham quan lăng tẩm vị Hoàng đế thứ 9 của triều Nguyễn
    Được xây dựng trải qua 4 đời vua, lăng của vị vua Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử.
  • Nhịp sống cửa ô ở Hà Nội sau 200 năm
    Nằm trên một trong những con phố ngắn nhất Hà Nội, Ô Quan Chưởng vẫn vẹn nguyên kể từ thế kỷ 18. Bước qua cửa ô là nhịp sống buôn bán tấp nập của người phố cổ.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Khai hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO