Khách sạn khát nhân sự

28/03/2023 20:08

Sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, đại diện các cơ sở lưu trú cho biết họ khó tìm được nguồn nhân sự chất lượng, gắn bó lâu dài.

Nhân sự khách sạn đang thiếu về cả chất lượng và số lượng. Ảnh: Đoàn Nguyên.

Chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023 với chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi - Tăng tốc phát triển” do Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết một trong những hạn chế của ngành du lịch hậu đại dịch nói chung là thiếu nguồn nhân lực do trong thời gian dịch bệnh đã chuyển ngành, đặc biệt thiếu hụt lao động có chuyên môn và kinh nghiệm.

Cụ thể, với ngành khách sạn, đại diện một số đơn vị lưu trú cho biết khi hoạt động trở lại, nhiều nhân sự cũ không quay trở lại và việc tìm kiếm nhân sự mới cũng rất khó khăn.

Nhiều nhân sự rời ngành

Câu chuyện nguồn nhân sự chất lượng cao trong ngành khách sạn chuyển sang lĩnh vực khác và không có xu hướng trở lại không phải quá mới.

Trong buổi tọa đàm mới đây, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết trong năm 2022, khi hoạt động du lịch trở lại, một số khách sạn trên địa bàn có số lượng 80 phòng nhưng chỉ hoạt động được 30 phòng do thiếu nhân lực.

du lich viet nam,  nhan su khach san,  nganh khach san,  kinh doanh khach san anh 1
Hậu đại dịch, nhiều nhân sự ngành khách sạn không sẵn sàng quay lại với công việc. Ảnh: Hoàng Mai.

"Hiện nay, nguồn lực nhân sự ngành khách sạn thiếu hụt trầm trọng. Đơn vị tôi luôn rơi vào tình trạng cháy nhân sự, nhân sự bỏ việc nhiều", bà Nguyễn Thị Thúy Loan, đại diện đơn vị Khách sạn A25, bày tỏ.

Bộ phận tuyển dụng liên tục tuyển người nhưng chất lượng đầu vào quá kém, chưa đáp ứng nhu cầu làm việc tối thiểu tại khách sạn. Phần lớn nhân sự có trải qua chương trình đào tạo nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế.

Bà Loan chia sẻ thêm nếu tìm được ứng viên phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công việc thì mức lương lại không đủ để giữ được họ. Nhân sự ngành khách sạn trên địa bàn thành phố đang thiếu về cả số lượng và chất lượng.

Thay đổi để thích nghi

Trong các chi phí vận hành của khách sạn, năng lượng và nhân sự là hạng mục lớn nhất, bà Nguyễn Hoàng Như Thảo, đại diện Wink Hotel, cho biết.

Trước những khó khăn về mặt nhân sự, đơn vị này đã áp dụng công nghệ hiệu quả với nhiều mục đích vừa giảm thiểu chi phí, vừa tăng cường trải nghiệm của khách hàng và theo đúng mô hình khách sạn thông minh.

du lich viet nam,  nhan su khach san,  nganh khach san,  kinh doanh khach san anh 2
Ứng dụng công nghệ là một trong những giải pháp để giải bài toán nhân sự. Ảnh: Wink Hotels.

"Hiện, chúng tôi có khoảng 50 nhân sự trên quy mô 237 phòng. Số lượng nhân sự này cũng chỉ bằng 1/5 so với các khách sạn vận hành theo mô hình tương tự", bà Thảo chia sẻ.

Cụ thể, thay vì sử dụng nhân viên lễ tân, khách sạn áp dụng các quầy check in tự động (self check-in), máy bán hàng tự động (vending machine) thay thế dịch vụ tại phòng (room service) ...

Chia sẻ với Zing, đại diện khách sạn này cho biết sau dịch, khách hàng cũng khá ngại việc tiếp xúc gần. Việc thay nhân sự bằng máy móc còn giúp hạn chế điều này, đem đến sự thoải mái và an tâm cho khách hàng trong thời gian lưu trú sau dịch.

Để giải quyết vấn đề thiếu nhân sự, ngành du lịch TP.HCM đã liên tục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cho các cơ sở lưu trú du lịch. Bên cạnh đó, Phó Giám đốc Sở Du lịch cũng khuyến khích các đơn vị áp dụng chuyển đổi số trong việc vận hành và kinh doanh.

"Việc chuyển đổi công nghệ số giúp các đơn vị ứng dụng được công nghệ thông tin trong việc quản lý. Chúng ta dễ dàng kiểm soát được số lượng khách hàng của mình qua số hóa, quảng bá thương hiệu và đặc biệt là giảm được số lượng nhân sự quản lý", bà Hiếu chia sẻ tại buổi tọa đàm gần đây.

Trong một cuộc chia sẻ trước đây với Zing, ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Thừa Thiên - Huế, đề xuất để giải quyết bài toán nhân sự, các doanh nghiệp cần có chính sách tốt để kêu gọi những nhân viên đã nghỉ quay lại, đầu tư thêm kinh phí để đào tạo nhân lực mới và liên kết các trường du lịch cho sinh viên đến làm ở các cơ sở.

Theo zingnews.vn
https://zingnews.vn/khach-san-khat-nhan-su-post1415896.html
Copy Link
https://zingnews.vn/khach-san-khat-nhan-su-post1415896.html
Bài liên quan
  • Chứng khoán kỳ vọng làn gió mới
    Thanh khoản sụt giảm mạnh, khối ngoại bán ròng khiến chứng khoán Việt èo uột trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
  • Bản tin nông sản hôm nay (5-11): Giá hồ tiêu đi ngang, cà phê giảm 500 đồng/kg
    Giá hồ tiêu hôm nay (5-11) duy trì xu hướng ngang giá ở phần lớn các vùng trọng điểm, giao dịch quanh mốc 140.000 -141.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê giảm 500 đồng/kg nằm trong khoảng 105.500-106.000 đồng/kg.
  • Nhận định chứng khoán 5/11: Thị trường có thể đi ngang
    Thị trường chứng khoán có thể sẽ đi ngang và biến động quanh mức hiện tại trong phiên hôm nay 5/11. Đồng thời, chỉ số VN-Index có thể sẽ biến động trong vùng 1.240 – 1.250 điểm trong những phiên giao dịch tới, các cổ phiếu đang rơi vào trạng thái quá bán nên thị trường được kỳ vọng sớm hồi phục trong những phiên giao dịch tới.
  • Đưa sầu riêng, bưởi da xanh miền núi lên sàn thương mại điện tử
    Vùng miền núi tỉnh Khánh Hòa có nhiều loại nông sản như sầu riêng, bưởi da xanh… có giá trị kinh tế cao nhưng việc tiêu thụ chưa bền vững. Nâng cao chất lượng, mẫu mã nông sản, liên kết tiêu thụ, bán hàng qua sàn thương mại điện tử là những giải pháp đang được các ngành, doanh nghiệp thực hiện nhằm giải quyết đầu ra ổn định cho bà con.
  • Việt Nam xuất khẩu thủy sản tháng 10 ước đạt 1,1 tỷ USD
    Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản cả nước tháng 10 ước đạt 1,1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm (từ tháng 6/2022), xuất khẩu thủy sản quay lại mốc 1 tỷ USD/tháng...
  • Giá xăng dầu hôm nay (5-11): Xanh sàn
    Giá xăng dầu thế giới giữ đà leo dốc, sau quyết định giữ nguyên sản lượng của OPEC+ và "hóng" kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Khách sạn khát nhân sự
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO