Khác biệt giữa cơn đau đầu do say rượu và Covid-19

30/12/2021 07:26

Tình trạng mệt mỏi sau khi uống rượu có thể gây ra các triệu chứng tương tự như Covid-19 nhưng chỉ kéo dài trong vòng 1 ngày.

Nếu quá chén trong các dịp ăn uống cuối năm, bạn dễ cảm thấy mệt mỏi, nôn nao, đau đầu.

Khi các biến thể SARS-CoV-2 lan rộng, các biểu hiện bệnh có vẻ tương tự như trên. Biện pháp duy nhất để khẳng định là xét nghiệm. Tuy nhiên, cũng có cách để bạn phán đoán sơ bộ mình ở tình trạng nào.

Dược sĩ Anshu Kaura giải thích: “Càng uống nhiều rượu, bạn càng có nguy cơ mệt mỏi vào ngày hôm sau. Cảm giác đó thường tự biến mất, đối với một số người, có thể kéo dài đến 24 giờ”.

Khác biệt giữa cơn đau đầu do say rượu và Covid-19

Ảnh minh họa: Justbeerapp

Tình trạng sau say rượu

Rượu là chất lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu thường xuyên. Do đó, bạn sẽ dễ bị mất nước cả trong và sau khi uống, dẫn đến chóng mặt, khát nước và nhức đầu.

Ngoài ra, uống rượu còn hạn chế việc sản xuất đường trong cơ thể - lượng đường trong máu thấp liên quan đến mệt mỏi và chóng mặt.

Rượu cũng có thể gây kích ứng và tăng sản xuất axit trong hệ tiêu hóa, do đó, tăng tốc hoặc làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa, dẫn đến buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Tuy nhiên, đôi khi cảm giác mệt mỏi sau khi uống quá nhiều khiến bạn cảm thấy mê man và nóng bừng. Điều đó dễ bị nhầm lẫn với một trong những triệu chứng chính của Covid-19 trước đây là sốt cao.

Hiện tại, các triệu chứng của biến thể Omicron thường nhẹ hơn bao gồm: sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng, chán ăn, sương mù não.

Tình trạng sau say cũng có một vài biểu hiện như trên nên dễ gây nhầm lẫn.

Điểm khác biệt giữa mệt mỏi sau say rượu và Covid-19

Các triệu chứng có thể tương tự nhưng sự khác biệt chính là bạn cảm thấy khó chịu trong bao lâu.

Dược sĩ Kaura giải thích: “Các triệu chứng sau say rượu thường sẽ thuyên giảm trong ngày. Nhưng nếu bạn không chắc chắn và nghi ngờ mình nhiễm Covid-19, bạn nên xét nghiệm PCR, tự cách ly cho tới khi nhận kết quả”.

Trong khi đó, cách chính để đối phó với cảm giác nôn nao sau khi uống nhiều rượu là bù nước cho cơ thể. Thời điểm tốt nhất là uống một cốc nước ngay trước khi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng uống nước thường xuyên trong ngày.

Một số người bị chướng bụng, tiêu chảy nên cần bổ sung nước và muối nhanh chóng bằng các loại dược phẩm bán sẵn ngoài tiệm thuốc.

An Yên

  • 5 thức uống cơ bản giúp điều hòa nội tiết tố nữ
    Nội tiết tố nữ đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ. Sự sụt giảm nồng độ hormone trong thời kỳ mãn kinh có tác động lớn đến tâm trạng, sức khỏe. Một số bệnh phụ khoa cũng liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố. Sau đây là một số thức uống giúp điều hòa nội tiết tố nữ.
  • 5 loại trái cây cần tránh khi giảm cân
    Khi quan tâm đến việc giảm cân, chúng ta có xu hướng nghĩ đến trái cây như một loại thực phẩm ít calo và tốt cho sức khỏe, ăn nó vào bữa ăn nhẹ và thậm chí thay vì bữa tối. Tuy nhiên, điều này không đúng với mọi loại trái cây.
  • Nhịn ăn sáng để giảm cân dễ dẫn đến bệnh tiểu đường
    Bỏ bữa sáng có thể là yếu tố nguy cơ làm suy giảm chuyển hóa glucose, dẫn đến tiền tiểu đường. Do đó những người đang nhịn ăn sáng để giảm cân cần cân nhắc, tránh nguy cơ bệnh tiểu đường.
  • Axit uric cao có nên ăn măng, cải thảo, bí ngô không?
    Người có axit uric cao không nên ăn quá nhiều măng bởi có thể làm bệnh tiến triển nhanh, tăng nguy cơ mắc gout.
  • 4 lợi ích của chuối đỏ trong việc giảm mỡ nội tạng
    Chuối đỏ có sucrose và fructose, vì vậy, khi chín có vị ngọt như những quả chuối vàng thường thấy. Các chất chống oxy hóa chính có trong chuối đỏ là beta carotene và vitamin C, rất có lợi cho chúng ta. Nếu thường xuyên bổ sung chuối đỏ vào chế độ ăn uống có thể giúp ta giảm mỡ nội tạng.
  • 4 ảnh hưởng của nội tiết tố gây ra mỡ bụng
    Nếu bạn đã thử mọi cách, nhưng vẫn không thể giảm mỡ bụng, có thể do ảnh hưởng bởi nội tiết tố.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Khác biệt giữa cơn đau đầu do say rượu và Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO