Iran - Mỹ: ghét nhau...đá bóng vỡ đầu nhau ra

Bình An| 29/11/2022 14:09

Căng thẳng chính trị và mối thù gần nửa thế kỷ qua giữa hai nước khiến trận Mỹ -Iran được chú ý nhiều hơn cả yếu tố chuyên môn. Vì sao thế?

Iran và Mỹ ghét nhau như thể người Iran căm người Iraq và Israel, như Mỹ ‘lạnh’ với Cuba, như CĐV Real – Barca nguyền rủa nhau. Hình tượng hơn, bạn có thể hình dung ra đêm và ngày trái ngược ra sao thì Mỹ - Iran nhìn nhau như vậy.

iran-usa-world-cup-1998.jpg
Tiền đạo Ali Daei của Iran trong trận đấu với Mỹ tại World Cup 1998.

‘Một bên hô U-S-A, một bên đáp ‘Satan vĩ đại’

Thật ra quan hệ hai bên khởi xướng từ giữa thế kỷ XIX và khá thân thiết. Bất đồng ch3i bắt đầu từ việc Mỹ bị cho là hậu thuẫn cho cuộc đảo chính năm 1953 lật đổ Thủ tướng Mosaddegh. Nhưng đỉnh điểm là sau cách mạng Hồi giáo 1979, sinh viên Iran chiếm Đại sứ quán Mỹ ở Tehran và bắt 52 người Mỹ làm con tin trong suốt 444 ngày.

Hai bên cắt đứt quan hệ ngoại giao, coi nhau như kẻ thù không đội trời chung và Washington đã áp trừng phạt Iran. Suốt từ năm 1980, Pakistan thay mặt Iran và Thụy Sỹ thay mặt Mỹ để thực hiện liên lạc chung. Mỹ thậm chí liệt Iran vào diện bảo trợ khủng bố từ năm 1984.

221128115314-03-iran-us-france-1998.jpg
Trận đấu duy nhất tại World Cup 1998 có màn tặng hoa trước khi khai cuộc.

Chính trị căng thẳng đương nhiên lây lan sang mọi lĩnh vực khác. 18 năm sau sự kiện khủng hoảng 52 con tin, bóng đá là cuộc đối đầu trực diện đầu tiên giữa hai nước.

Vòng loại World Cup 1998, Iran phải bước vào trận play-off khu vực với Australia, sau trận hòa 0-0 trên sân nhà, thế hệ của Ali Daei, Azizi, Karim Bagheri đã làm cuộc lội ngược không tưởng gỡ hòa 2-2 những phút cuối ngay trên sân Sydney để giành vé đến Pháp. Đó là lần đầu tiên Iran quay lại World Cup sau lần gần nhất năm 1978 ở Argentina.

2611347_l1.jpg
Cầu thủ hai đội chụp hình chung trước trận.

Lễ bốc thăm World Cup 98 diễn ra tại Marseille vào tháng 12/1997, cả khán phòng đã ồ lên vừa thích thú vừa lo âu khi lá thăm có tên Iran rơi vào bảng F gồm Đức, Nam Tư và…Mỹ. Đúng là oan gia ngõ hẹp.

Năm 1996, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật trừng phạt, nhằm ngăn cản các quốc gia khác đầu tư lớn vào Iran. Ở phía ngược lại, trước đó không lâu, nhà lãnh đạo Iran Ayatollah Ruhollah Khomeini đã gọi Mỹ là "The Great Satan” (Satan vĩ đại) để nhại lại “The Great American) mà Chính phủ Mỹ hay dùng.

i.jpg
Bàn mở tỉ số của Estili cho Iran...

Còn đây là câu chuyện của một phóng viên AP dự lễ bốc thăm và viết lại ngay ngày hôm sau, đầy mỉa mai: "Tôi đã tưởng tượng ra khung cảnh một nửa sân với những người trong bộ đồ chú Sam đồng thanh hô lên 'U-S-A!'. Phía bên kia sân đồng loạt đáp lại “The Great Satan”.

Trong khi Chủ tịch LĐBĐ Mỹ Alan Rothenberg cố làm ra vẻ hữu hảo khi gọi đây là 'cơ hội tuyệt vời để chứng tỏ rằng bóng đá và World Cup có thể làm được điều mà các chính trị gia và nhà ngoại giao không thể làm được', thì đội trưởng Mỹ khi đó là John Harkes thốt lên: 'Tôi không nghĩ Tổng thống Clinton sẽ đến xem trận đấu đó". Dưới thời Tổng thống Clinton (1993 - 2001), Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận thương mại và dầu lửa đối với Iran sau khi cáo buộc Tehran đỡ đầu cho khủng bố cũng như theo đuổi các chương trình vũ khí hạt nhân.

1998_usa_ir_iran_group_f_hero_11zon(1).jpg
....trước khi Mahdavikia nâng tỉ số lên 2-0 cho Iran.

Trên sân Gerland ở Lyon ngày 21/6/1998, khi hai đội bước ra sân làm nghi thức chào cờ, các cầu thủ Iran đã chủ động xoa dịu căng thẳng bằng cách tặng đối thủ thủ hoa hồng trắng, biểu tượng của hòa bình. Hai bên còn đứng xen kẽ chụp hình chung trước một rừng phóng viên đông gấp 2-3 lần tổng số thành viên hai đội.

Trên khán đài, hàng nghìn CĐV Iran lén mang vào những chiếc áo thun có in mặt của hai nhà lãnh đạo của một nhóm bất đồng chính kiến ​​​​Iran có trụ sở tại Paris, tưng bừng vẫy biểu ngữ.

Không có quá nhiều ấn tượng về chuyên môn trong trận đấu này. Hai bàn thắng của Estili và Mahdavikia mang về chiến thắng 2-1 cho Iran trong cuộc gặp gỡ đầu tiên trên sân bóng giữa hai đội. Tối hôm đó trên truyền hình Iran, lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei đã tuyên bố: “Tối nay, một lần nữa những đối thủ mạnh và kiêu ngạo đã nếm mùi thất bại cay đắng dưới tay các bạn”.

6e25f7ed7b838da54fc883a89830c645(1).jpg
Các cầu thủ Iran ăn mừng sau trận thắng Mỹ dù bị loại.

Cho đến nay dân Mỹ vẫn cho rằng đó là một trong những trận thua nhục nhã nhất lịch sử bóng đá Mỹ. Khi đó ai cũng nghĩ đội nhà thắng vì Mỹ đứng thứ 11 trên bảng xếp hạng FIFA còn Iran thứ 42. Mỹ bị loại và cá cầu thủ quay ra ‘chửi’ HLV Steve Sampson yếu kém. Còn ông thầy này hồi tưởng: “Chế độ Iran ghét Mỹ. Đó là lý do tại sao trận đấu đó là một cuộc đụng độ có tầm quan trọng rất lớn. Đúng là tác phẩm chính trị cũng nhiều như tác phẩm bóng đá.

Chưa ra sân đã ‘võ mồm’

Đầu tháng 1/2000, Mỹ và Iran trong một nỗ lực được cho là nhằm ‘hàn gắn bất đồng’ đã tổ chức một trận giao hữu. Kết quả là 1-1, đầy chất…hữu nghị. Tuy vậy, chẳng có dấu hiệu nào cho thấy quan hệ giữa hai bên ấm lên và trận gặp gỡ đêm nay trên sân Al Thumana cũng căng thẳng chẳng kém.

iran-16696819347091954777319.jpg
Chiến thắng trước Xứ Wales giúp Iran tràn đầy cơ hội vào vòng 1/16.

Cuối tuần trước, trong hoạt động nhằm “ủng hộ những người biểu tình tại Iran”, LĐBĐ Mỹ đã chơi một đòn ‘chí mạng’ khi xóa luôn biểu tượng Hồi giáo lẫn dòng chữ trên cờ Iran. Lá cờ ‘nửa nạc nửa mỡ’ này được sử dụng trong các bài đăng của LĐBĐ Mỹ khiến Chính phủ Iran giận tím mặt. Truyền thông Iran vừa đồng loạt lên tiếng yêu cầu FIFA loại ĐT Mỹ khỏi World Cup 2022 với cáo buộc phân biệt chủng tộc.

“Với việc đăng hình ảnh méo mó về quốc kỳ của Cộng hòa Hồi giáo Iran, LĐBĐ Mỹ đã vi phạm điều lệ của FIFA. Do đó, ĐT Mỹ nên bị loại khỏi World Cup 2022”, hãng thông tấn Tasnim của Iran kêu gọi. Đây cũng được xem là quan điểm của nhà nước Iran.

01world-cup-draw-us-schedule-superjumbo.jpg
Người Mỹ đã thay đổi mạnh mẽ, trẻ trung và giàu sức sống hơn thế hệ World Cup 1998.

Safia Allah Faghanpour, cố vấn pháp lý của LĐBĐ Iran cứng rắn: “Tôn trọng quốc kỳ của một quốc gia là một thông lệ quốc tế được chấp nhận mà tất cả các quốc gia khác phải tuân thủ. Điều này đã bị xúc phạm”. Đáp lại, phía Mỹ cho rằng họ chỉ sử dụng ‘lá cờ’ trên trong 24 tiếng như một động thái ủng hộ biểu tình đòi quyền cho phụ nữ Iran.

“Đây là lý do tại sao Mỹ đấu với Iran sẽ là trận đấu quan trọng và mang tính chính trị nhất trong lịch sử World Cup” Omid Djalili, một diễn viên hài người Anh gốc Iran nhận định với CNN.

Như đổ thêm dầu vào lửa, sau trận Iran thắng Xứ Wales 2-0, cựu HLV ĐT Mỹ Jurgen Klinsmann trong bài bình luận với BBC đã nhận xét “họ (cầu thủ Iran) đang cố gây sức ép với trọng tài để tìm kiếm lợi thế. Họ khiến trọng tài mất tập trung. Đó là văn hóa của họ và cách họ thi đấu và cũng là lý do tại sao Carlos Queiroz thực sự phù hợp để làm việc tại đây”.

317383263_6033658529979669_1133776559695823307_n.jpg
Những cuộc biểu tình của người Iran lan sang cả khán đài World Cup.

“Ông ấy vật lộn ở Nam Mỹ và thất bại vì không giúp Colombia qua vòng loại, rồi lại thất bại ở Ai Cập và giờ quay lại Iran”. Nhận xét của ‘con rể nước Mỹ’ khiến người Iran điên tiết, không khí trước trận đêm nay vì thế cũng căng thẳng thêm.

Nhà cầm quân người Bồ Đào Nha ‘phản công’ ngay lập tức trên truyền thông Iran: “Ngay cả khi không biết cá nhân tôi, anh cũng không được nhận xét với những định kiến nặng nề. Dẫu rằng tôi rất tôn trọng những gì anh đã có trong sự nghiệp thì với những nhận xét của anh về văn hóa Iran, ĐT Iran và các cầu thủ của tôi, đích thực là ô nhục với bóng đá”.

merlin_216624900_47f0bac6-1547-4af0-905e-1d6ce17ae697-superjumbo_11zon.jpg
Nhà lãnh đạo Iran S.E Raisi gặp gỡ ĐT Iran trước khi sang Qatar dự World Cup.

Liên đoàn bóng đá Iran đã yêu cầu Klinsmann xin lỗi và rời khỏi nhóm chuyên gia kỹ thuật của FIFA đồng thời đòi FIFA “làm rõ ngay lập tức về vấn đề này” nhưng chưa được hồi đáp.

HLV tuyển Mỹ Belhalter thì cho rằng: “chúng tôi không bị chia trí vào những tranh cãi mà tập trung vào những điều cần làm để giành chiến thắng. Đây sẽ là một trận đấu mà kết quả đến từ việc bên nào nỗ lực và thi đấu tốt hơn, không phải những thứ bên ngoài”.

Nhưng nếu Mỹ thắng, thật khó để Belhalter kìm nén cảm xúc!

Theo ESPN, CNN, Goal, The Guardian
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Iran - Mỹ: ghét nhau...đá bóng vỡ đầu nhau ra
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO