Hướng dẫn cúng tất niên cho đúng phong tục người Việt

Trúc Viễn (T/H MXH)| 05/02/2024 21:00

Cúng tất niên là phong tục, nét văn hoá của người Việt Nam. Bữa cơm tất niên là dịp để mỗi gia đình sum họp, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, gặp gỡ con cháu ở xa. Nhưng làm thế nào để cúng cho đúng phong tục?

Dưới đây sẽ hướng dẫn cách cúng tất niên cho đúng tập tục truyền thống của người Việt Nam.

Cúng tất niên có ý nghĩa gì?

Theo quan điểm của người xưa, cúng tất niên hay còn được xem là lễ trừ Tịch là đón những điều lành năm mới, tiễn những điều xấu năm cũ. Đồng thời cảm tạ các quan thần linh, thổ công thổ địa, gia tiên nơi mình cư trú thờ cúng đã phù hộ, độ trì năm qua và mong mỏi việc tiếp tục được bao bọc chở che trong năm mới.

uykuk.jpg
Cúng tất niên là dịp tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên và mong ước về một năm tươi đẹp. Ảnh tư liệu

Cũng theo quan niệm nhiều đời, bữa cơm tất niên là dịp để mọi người trong gia đình ngồi lại tiễn biệt năm cũ, ăn xong sẽ bỏ qua muộn phiền, những giận hờn cũng xoá bỏ từ đây.

Ngoài ra, vào ngày 30 Tết, con cháu ra mộ của tổ tiên để thắp hương rước ông bà về ăn Tết với gia đình. Nhiều nhà có thể thắp hương cúng tất niên tại gia.

Cúng tất niên vào thời gian nào?

Thời điểm cúng tất niên cũng được nhiều người xem trọng. Theo truyền thống, bất cứ thời điểm nào trong ngày 30 Tết, chỉ trừ 12h -13h trưa là không được cúng, nhưng bạn phải hoàn thành lễ cúng tất niên trước 22h đêm.

jytj.jpg
Cúng tất niên không nên diễn ra vào khung giờ 12-13h trưa. Ảnh tư liệu

Lễ tất niên thường được các gia đình tiến hành vào chiều 30 Tết. Trong ngày này, cả nhà đều dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đón Tết. Sau đó, phụ nữ trong nhà phải chuẩn bị mâm cúng tổ tiên tất niên.

Thông thường, lễ cúng tất niên sẽ được diễn ra vào chiều hoặc tối 30 Tết (với tháng đủ, hoặc 29 Tết với tháng thiếu), trước lễ cúng giao thừa.

Mâm cúng tất niên gồm những gì?

Cúng tất niên là truyền thống từ xa xưa để thể hiện lòng tri ân, tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên cũng như các vị thần, thánh…

Mâm cúng tất niên không cần đồ mã, chỉ có đồ ăn. Bữa cơm ngày cuối năm bao giờ cũng được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Bởi nó thể hiện sự no ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình, cũng như mong ước năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt. Tùy từng vùng miền mà có nét đặc trưng riêng.

jyyj.jpg
Mâm cúng tất niên tùy vào vùng miền mà có thể thay đổi. Ảnh: VNN

Mâm cúng ở miền Bắc thường đủ 6 bát: măng, bóng, mực, nấm thả, mọc, miến. 8 đĩa: thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho.

Miền Trung có bánh chưng, bánh Tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc…

Miền Nam có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, củ kiệu, tôm khô, chả giò…

Có 2 cách chuẩn bị mâm lễ, bao gồm:

Hoa (hoa ly, hoa loa kèn, hoa cúc vàng)

Quả (ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành đầy đủ sung tức)

Thực (tức đồ ăn)

Mọi người có thể lựa chọn 2 mâm lễ sau đây: 

- Mâm đồ lễ 1 (mâm lễ truyền thống)
1 món nếp: bánh chưng/ xôi gấc/ chè kho
1 món giò: giò lụa/ giò xào
1 món nộm đu đủ/ nộm thịt bò/ nộm dưa góp
1 món nguội: gà luộc/ thịt chân giò luộc/ bê tái chanh/ bắp bò
1 món chiên rán: nem/ thịt quay
1 món ninh hầm: chân giò nấu măng/ canh bong bóng/ canh mọc mộc nhĩ
1 món nước hoặc xào: miến nước/ miến xào/ bún sườn/ bún măng

- Mâm đồ lễ 2 (thay đổi theo ngày nay)

Đây là mâm lễ tối giản, hiện đại nhanh gọn theo quy trình trước cúng sau ăn, muốn ăn gì thì cúng nấy. Nhưng nên có đủ 5 màu tượng trưng cho: Trắng (Kim) - Xanh (Mộc) - Đen (Thủy) - Đỏ (Hỏa) - Nâu (Thổ)

Có thể tham khảo gợi ý mâm cúng sau: Thịt gà luộc xé phay: Tượng trưng cho màu trắng (Kim); Rau luộc: Tượng trưng cho màu xanh (Mộc); Chè đỗ đen: Tượng trưng cho màu đen (Thủy); Thịt bò tái chanh: Tượng trưng cho màu đỏ (Hoả); Thịt rán: Tượng trưng cho màu nâu (Thổ). Khi cúng thắp 9 nén hương và khấn vái thành tâm.

Cách bày bàn thờ cúng tất niên

Ở miền Bắc, trong mâm cỗ lễ tất niên phải được chuẩn bị 6 bát (măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc) và 8 đĩa (thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho).

Trong mâm cỗ thì nên để những món nóng và có nước ở trung tâm mâm cỗ để tránh tình trạng rơi hay đổ vỡ.

avatmancocungtanien.jpg
Cách trang trí trên mâm cúng. Ảnh tư liệu

Mâm cơm tất niên miền Trung ít cầu kỳ hơn, thường có: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…

Trong khi đó, trong mâm cỗ tất niên của người miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, nem, gỏi tôm thịt…

Mâm ngũ quả, hương hoa thường được đặt trên bàn thờ và sẽ thờ suốt Tết. Mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ, hoặc một chiếc bàn nhỏ chữ nhật thấp hơn đặt trước bàn thờ chính.

Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.

Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quýt), hồng, quất.

Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác mang ý nghĩa "Cầu vừa đủ sài" (âm đọc lái theo tên các loại trái cây).

Nên cúng tất nhiên ở trong nhà hay ngoài trời?

Thông thường, tất cả gia đình hiện nay đều cúng tất niên ở trong nhà để tạo ra sự ấm cúng cũng như thể hiện sự tri ân của con cháu với ông bà, tổ tiên.

Còn đối với những gia đình có điện kiện thì cúng thêm một mâm cỗ ở ngoài trời.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hướng dẫn cúng tất niên cho đúng phong tục người Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO