Hướng dẫn con tự học thế nào cho hiệu quả?

Lam Chi| 12/04/2023 08:52
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Con cái càng lớn, cha mẹ càng không đủ thời gian và khả năng để có thể ngồi bên kèm cặp con mỗi ngày xuyên suốt quá trình học. Việc trang bị phương pháp tự học và tinh thần tự giác nơi con giúp trẻ chủ động, có trách nhiệm với việc học , không ỷ lại vào cha mẹ.

Mệt mỏi vì kèm con học

Tối nào cũng vậy, sau giờ cơm là mẹ con chị Hồng Thủy (Q. Bình Thạnh, TP.HCM) lại đánh vật cùng nhau “ầm cửa ầm nhà” vì chuyện học. Con gái chị đang học lớp 5 và sắp bước vào kỳ thi cuối học kỳ quan trọng thế nhưng theo chị thì bé hoàn toàn không có ý thức tự giác việc học.

“Muốn vào được ngôi trường gần nhà phải thi 2 môn Toán – Tiếng Việt với điểm số trên 9, tôi nhắc nhở con hoài nhưng nó vẫn rất lười. Suốt ngày toàn tìm cách lén đọc truyện hoặc xem tivi, chưa ý thức chăm chỉ quyết tâm cho kỳ thi. Đến giờ này, lớp 5 rồi nhưng mẹ vẫn phải ngồi bên kè kè nhắc nhở”, chị Thủy chia sẻ.

Theo chị, nếu để con tự học, bé thường xuyên ngồi loay hoay không tập trung, lúc thì vẽ vời ra giấy, khi lại ngồi ngáp ngắn ngáp dài. “Đến giờ này mà học Toán nó vẫn chưa chịu dùng giấy nháp, làm văn thì lười viết. Tối nào cũng đợi mẹ nhắc vào bàn học, mẹ ngồi bên mới học nghiêm túc. Vợ chồng tôi thực sự lo lắng không biết phải làm sao để con tự giác học tập”, chị thở dài.

stressed_mother_and_daughter_evgenyatamanenko_getty_images.jpg
Không ít cha mẹ đang mệt mỏi với việc kèm con học mỗi tối.

Nhiều ông bố bà mẹ cũng như chị Thủy đang loay hoay “chiến đấu” cùng con bởi trẻ chưa có ý thức tự giác học tập, chưa có phương pháp tự học hiệu quả. Nhiều người lên các đội nhóm về giáo dục, nhờ các bậc cha mẹ thông thái chia sẻ cách thức để con tự học hiệu quả, không cần cha mẹ phải ngồi bên giám sát. Anh Việt Anh, phụ huynh có cậu con trai 12 tuổi than thở: “Không kèm con học thì nó lơ là mà kèm thì mất thời gian như mình đi học lại. Biết đến khi nào nó mới tự giác để mình an tâm thong thả buổi tối đi bộ, đọc báo giải trí, dành thời gian cho mình”.

Rèn phương pháp tự học cho trẻ

Cha mẹ nào cũng mong con tự giác và học hành hiệu quả, thế nhưng làm thế nào rèn phương pháp tự học cho trẻ?

gettyimages-1135473872-1-1-.jpg
Phương pháp tự học giúp trẻ hứng thú với việc học thay vì ỷ lại vào cha mẹ.

Trước hết để tìm hiểu về phương pháp tự học cho trẻ, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là tự học? Tự học liệu có phải là học sinh tự mình làm hết những bài tập được ra? Tự học chính là quá trình học sinh tự sắp xếp và lên kế hoạch thực hiện việc lĩnh hội kiến thức theo các cách riêng của bản thân. Học sinh có thể tự mình hoặc nhờ sự hỗ trợ của người khác để hoàn thành các mục tiêu đề ra. Yếu tố quan trọng nhất của việc tự học là phẩm chất tò mò, ham học hỏi, ham tìm hiểu kiến thức ở học sinh. Cha mẹ cần khơi gợi để trẻ ý thức được tầm quan trọng của việc học, tự mình say mê tìm tòi và yêu thích việc học.

home-learning-advice-for-parents-working-at-home.jpg
Cha mẹ là tấm gương cho con trẻ, đừng quên điều này cha mẹ nhé!
  • - Rèn luyện ngay khi trẻ còn nhỏ: Nhiều cha mẹ chỉ biết than phiền khi trẻ đã lớn mà không ý thức được rằng trẻ thiếu phương pháp đó là do cha mẹ không rèn luyện tinh thần tự giác ngay khi còn nhỏ. Hầu hết trẻ nhỏ đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ những người trực tiếp hướng dẫn khi muốn tìm hiểu bất kỳ một thông tin nào. Khi trẻ đứng trước một sự vật, sự việc kỳ lạ sẽ có bản năng hiếu kỳ, tò mò. Trẻ sẽ bắt đầu bằng việc, nhìn, cầm, nắm, cắn, đập, .. hay hỏi vặn người lớn cho tới khi thỏa mãn với câu trả lời mới thôi. Nếu như được khuyến khích, trẻ sẽ hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật. Đặc biệt, nếu trẻ được hướng dẫn đúng cách bằng một hệ thống các câu hỏi như: Tại sao, Bằng cách nào, như thế nào, cái gì, ai thế,… sẽ giúp trẻ hình thành một phương pháp tự học khoa học và hiệu quả. Ngược lại, khi gặp phải sự phản đối hoặc thờ ơ của người lớn, rất có thể trẻ sẽ dần mất đi hứng thú tìm hiểu mà thụ động với những sự vật, những bài học sau này.
  • - Người hướng dẫn: Với trẻ lớn hơn như từ lớp 3 tới cấp học THCS, THPT, việc tự học của học sinh vẫn phụ thuộc rất nhiều vào cách hướng dẫn, giảng dạy của giáo viên trên lớp. Không phải cứ giao nhiều bài tập là học sinh có thể tự học tốt, đôi khi điều này dẫn tới việc học đối phó hoặc sợ, ngại học. Thực chất thì mong muốn được học hỏi, khám phá luôn là một nhu cầu thiết yếu với bất kỳ lứa tuổi nào và có thể nói là bản năng của mỗi người. Chỉ có điều bản năng ấy được sử dụng và phát triển như thế nào để ứng dụng vào việc học trên lớp, học ngoài cuộc sống dành cho trẻ. Chính vì vậy, giáo viên và cha mẹ là những người hướng dẫn quan trọng quyết định nhiều đến việc trẻ có thích tự giác học tập hay không, tự học như thế nào cho hiệu quả.
  • - Tấm gương từ cha mẹ: Phương pháp phổ biến nhất để trẻ có thể rèn luyện cách tự học đó là được nhìn thấy một hình mẫu tự học trong từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, thấy cha tự mày mò tài liệu cho công việc, mẹ nỗ lực không ngừng với những dự án mình đang phụ trách, thầy môn Toán tự mình tìm ra nhiều cách giải cho một bài toán, cô giáo môn lịch sử tự đặt các câu hỏi để tìm ra những điều thú vị của lịch sử,… Khi được chứng kiến ít nhất một hình mẫu học sinh sẽ có khả năng ghi nhớ và tự động làm theo một cách vô thức. Sau đó sẽ thành thói quen và một lúc nào đó học sinh sẽ nhận ra được bản chất của việc làm đó, và có thể ứng dụng việc tự học đó cho một lĩnh vực khác.
  • - Cùng nhau làm việc: Khi trẻ học, thay vì cha mẹ ngồi bên kèm cặp, hãy giao nhiệm vụ cho trẻ và ngồi làm việc quan sát ở gần đó. Trẻ thấy cha mẹ chăm chỉ làm việc cũng sẽ ý thức được bản thân mình cần nỗ lực với việc học. Những gia đình có cha mẹ chăm chỉ cùng làm việc với trẻ sẽ mang năng lượng động viên tích cực đến trẻ.
  • - Treo thưởng: Đây là phương pháp hiệu quả để giúp trẻ rèn luyện tính tự học hiệu quả. Những phần thưởng trẻ mong muốn, những món quà trẻ phải nỗ lực mới đạt được sẽ đem đến cho trẻ nhiều bài học.
boy-learning-at-home-2022-11-11-19-11-02-utc.jpg
Hãy để trẻ tìm thấy sự yêu thích và chủ động trong việc học.

Kỹ năng tự học không chỉ quan trọng trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, mà nó còn cần thiết cho suốt quãng thời gian làm việc sau này của mỗi người. Chính vì vậy, đừng lơ là với con, cha mẹ nhé!

Bài liên quan
  • Nhật ký người mẹ có con tự kỷ
    Mẹ không tha thứ cho mình Chỉ vì những bất cẩn của mẹ, con đã phải trả giá quá đắt. Nhìn đôi mắt con vô hồn, lơ đãng, thờ ơ, mẹ luôn tự dằn vặt mình. Giá như mẹ quan tâm hơn đến con thì đâu đến nỗi…
  • Cần những chính sách bảo trợ xã hội chuyên biệt
    Trẻ tự kỷ là một nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội, cần được hưởng các chính sách bảo trợ xã hội chuyên biệt nhằm bảo vệ quyền lợi và sự phát triển của các em. Các chính sách bảo trợ xã hội cho trẻ và gia đình trẻ tự kỷ trên thế giới có thể được xếp thành một “phổ”, trong đó một số quốc gia có mô hình hoàn thiện và phát triển hơn hẳn như Mỹ và Trung Quốc.
  • Hãy cho phép mình vui
    Nếu bản thân không phải là một phụ nữ hạnh phúc, làm sao bạn có được một gia đình hạnh phúc?
  • Đàn ông đi chợ nấu cơm - bình thường thôi
    Đàn ông đi chợ, nấu cơm hay làm việc nhà là chuyện bình thường. Quan niệm như thế nên anh vô tư trước những lời bình phẩm của đám đông.
  • Mẹ ơi, một khóm dong riềng
    Nhìn chùm hoa dong riềng nở đỏ lấp lánh trong vườn dưới màu nắng mai, ta mơ màng thấy bóng mẹ ta với đôi quang gánh đang tảo tần. .
  • Xé tờ lịch cuối năm ai không bồi hồi
    Năm 2024 qua đi, khép lại một nửa thập niên và bắt đầu một nửa của thập niên mới, không ít người buồn trách thời gian sao nhanh quá!
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hướng dẫn con tự học thế nào cho hiệu quả?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO