Chợ Lớn nức tiếng với sự phong phú về ẩm thực và hủ tiếu Hồ là một trong những món ăn độc đáo với hương vị đậm đà chất "chợ Lớn". Hủ tiếu Hồ có xuất xứ từ Triều Châu và được xem là món ăn quen thuộc của người Tiều, tên gọi hủ tiếu Hồ xuất phát từ cách nấu xưa khi cho bột năng vào nước lèo để có độ sền sệt như hồ, cũng có thông tin cho rằng chữ "Hồ" là do nguồn gốc từ tỉnh "Hồ Nam" hoặc "Hồ Bắc" (Trung Quốc) nơi người Tiều tập trung sinh sống.
Một tiệm hủ tiếu Hồ ở Chợ Lớn.
Món hủ tiếu Hồ thu hút đông đảo thực khách Sài Gòn tìm đến thưởng thức mỗi ngày.
Cận cảnh tô hủ tiếu Hồ phục vụ thực khách.
Nguyên liệu chế biến ban đầu gồm có cải chua, lòng heo khìa, xá bấu, hoa hồi và thuốc Bắc, tuy nhiên về sau để phù hợp với khẩu vị người Việt thì phần hoa hồi, thuốc Bắc đã không còn được đưa vào, nước lèo là nước trong cũng không còn sền sệt như ngày xưa.
Không giống như những món hủ tiếu khác, hủ tiếu Hồ có sợi hủ tiếu rất to bản và thường được cắt thành từng miếng như bánh ướt, làm từ bột gạo, tuy nhiên bánh được tráng dày hơn và được cắt thành hình vuông chừng 3-4 cm.
Các loại gia vị dùng để nấu hủ tiếu Hồ ngày nay đã được gia giảm ít nhiều để phù hợp với "gu" ăn uống của người Sài Gòn.
Không giống như các loại hủ tiếu khác được bày bán nhiều nơi ở Sài Gòn, hủ tiếu Hồ có sợi bản to, tầm 3-4cm.
Món hủ tiếu Hồ ngon "đúng điệu" là khi nồi nước lèo phải thật sôi.
Và tô hủ tiếu bưng ra cho khách phải còn nghi ngút khói.
"Loại bánh hủ tiếu Hồ ít bán ngoài chợ và quán cần phải đặt mối quen", cô chủ quán cho biết.
Hủ tiếu Hồ là món ăn bình dân được lòng nhiều thế hệ thực khách Sài Gòn.