Theo báo cáo, hộp sọ không giống với dòng dõi tách ra để hình thành người Neanderthal, người Denisovan hay chúng ta. Điều này cho thấy phiên bản hiện tại của cây phả hệ loài người cần bổ sung một nhánh khác.
Giới nghiên cứu cho rằng hàm và hộp sọ hóa thạch thuộc về một đứa trẻ 12 hoặc 13 tuổi. Trong khi khuôn mặt của nó có những nét giống người hiện đại, thì các chi, nắp sọ và hàm dường như lại phản ánh những đặc điểm nguyên thủy.
Xương hàm, hộp sọ và xương chân của loài người này, được dán nhãn HLD 6, phát hiện tại Hualongdong, Đông Á, vào năm 2019. Trong những năm đó, các chuyên gia tại Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) phải vật lộn để so sánh hài cốt với một dòng dõi đã biết.
Khuôn mặt của vượn nhân hình có cấu trúc tương tự như khuôn mặt của dòng người hiện đại, tách ra từ Homo erectus cách đây 750.000 năm. Nhưng việc không có cằm lại giống của người Denisovan hơn – Loài người cổ đại đã tuyệt chủng ở châu Á tách ra từ người Neanderthal hơn 400.000 năm trước.
Trong quá trình Làm việc cùng với các nhà nghiên cứu từ Đại học Giao thông Tây An của Trung Quốc, Đại học York của Vương quốc Anh và Trung tâm nghiên cứu quốc gia về sự tiến hóa của loài người ở Tây Ban Nha, các nhà nghiên cứu tại CAS cho rằng họ phát hiện ra một dòng dõi hoàn toàn mới – sự lai tạo giữa nhánh tạo ra con người hiện đại và nhánh mang đến cho chúng ta những giống người cổ đại khác trong khu vực, như người Denisovan.
Trong lịch sử, nhiều hóa thạch hominin từ kỷ Pleistocene được tìm thấy ở Trung Quốc không phù hợp với bất kỳ dòng dõi nào. Những tàn tích như vậy thường được giải thích là biến thể trung gian trên con đường tiến tới loài người hiện đại; chẳng hạn như một ví dụ cổ xưa của Homo sapien, hoặc một dạng tiên tiến của Homo erectus .
Nhưng cách giải thích đơn giản này đang gây tranh cãi dữ dội. Trong khi Homo erectus tồn tại ở Indonesia khoảng 100.000 năm trước, những gì còn sót lại được tìm thấy gần đây ở Đông Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng hơn với các dòng hominin khác, chúng phức tạp hơn gấp nhiều lần.
Trước đây, các nghiên cứu về bộ gen trên hài cốt của người Neanderthal ở châu Âu và Tây Á tìm thấy bằng chứng về dòng hominin thứ tư sống ở Trung đến Hậu Pleistocen. Nhưng nhóm này chưa bao giờ được xác định chính thức trong hồ sơ khảo cổ.
Hiện tại, cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khảo cổ khác nhau, để xác định chính xác chủ nhân của hộp sọ cổ đại vừa được phát hiện gần đây. Khám phá này mở ra một cánh cửa mới về sự tồn tại của nhiều giống người cổ đại, trải rộng khắp châu lục mà chúng ta chưa từng biết đến.