Hồi sinh loài giun đũa cổ đại 46.000 năm tuổi

Ngọc Lý (T/H)| 29/07/2023 20:00

Mới đây, các nhà khoa học hồi sinh thành công loài giun đũa cổ đại hoàn toàn mới, nằm sâu trong tầng băng vĩnh cửu Siberia sau hàng thiên niên kỷ.

Trước đó vào năm 2018, một số tuyến trùng được hồi sinh thuộc chi Panagrolaimus, có niên đại khoảng 32.000 năm tuổi. Nhưng giờ đây, việc xác định niên đại bằng carbon phóng xạ đem đến kết quả chính xác hơn, cho thấy loài giun này còn sống ở các vùng của Siberia từ cuối kỷ Pleistocen, khoảng 46.000 năm trước.

cryptobioticworms.jpg

Kỷ lục này hoàn toàn phá vỡ trạng thái ngủ đông lâu nhất từng được biết đến trong đời sống động vật, hiện tượng này được gọi là cryptobiosis.

Sau khi giải mã và xâu chuỗi bộ gen di truyền, họ cho rằng sinh vật này là một loài mới của nematode (nhóm động vật không xương, đa bào, kích thước hiển vi, thân tròn) và đặt tên là Panagrolaimus kolymaensis. Chúng được các nhà nghiên cứu của Đại học Cologne, Đức tìm thấy ở khu vực phía bắc sông Kolyma, Siberia.

Theo nghiên cứu báo cáo, Panagrolaimus kolymaensis từng sinh sống vào thời gian mà người Neanderthal vẫn còn tồn tại. Cho đến hiện nay, loài giun đũa này được ghi nhận đã tuyệt chủng trước khi các nhà khoa học tìm thấy và hồi sinh nó.

low-res.jpg
Mô hình chung của loài giun đũa Panagrolaimus kolymaensis vừa được phục sinh.

Hiện tại, con người biết rất ít về các loài động vật có khả năng duy trì trạng thái trung gian giữa sự sống và cái chết hay còn gọi là quá trình cryptobiosis để đối phó với điều kiện môi trường khắc nghiệt

Thời gian dài nhất được ghi nhận trong quá trình cryptobiosis giữa những con giun còn sống chỉ là 39 năm. Ngay cả gấu nước, loài động vật khó chết nhất trên thế giới cũng chỉ trở lại trạng thái trao đổi chất bình thường sau 30 năm bị đóng băng.

Khám phá này mở ra một ra một cánh cửa mới trong công cuộc tìm hiểu sâu hơn về quá trình tiến hóa. Thậm chí là tìm ra bí mật của cryptobiosis, quá trình bí ẩn có khả năng giúp lưu trữ tế bào và mô trong thời gian dài hoặc vô hạn.

"Những phát hiện này có ý nghĩa rất lớn đối với sự hiểu biết của chúng ta về quá trình tiến hóa, vì thời gian thế hệ có thể kéo dài từ vài ngày đến hàng thiên niên kỷ và sự tồn tại lâu dài của các cá thể trong loài có thể dẫn đến sự tái lập các dòng dõi đã tuyệt chủng", giới khoa học cho biết.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hồi sinh loài giun đũa cổ đại 46.000 năm tuổi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO