‘Hội An không đánh mất mình’ hay ‘mình đánh mất Hội An’?

Bình An| 06/04/2023 15:18
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Truyền thông chính sách chưa bao giờ là việc dễ dàng vì tác động của nó với xã hội hoặc một cộng đồng dân cư luôn cần phải cân đo, nghiên cứu thấu đáo. Câu chuyện tranh cãi nên hay không nên bán vé cho khách tham quan phố cổ Hội An đang ‘rần rần’, là một ví dụ.

335021039_1789482688089898_6350788034276047209_n.jpg

‘Ứng xử với một di sản văn hóa rồi mới nói đến điểm du lịch’

Ông Nguyễn Sự - cựu Bí thư Thành ủy Hội An cho biết từ năm 1995 Hội An đã bán vé cho khách tham quan phố cổ, nhưng không hiệu quả vì quản lý kém. Có thời điểm tiền in vé hết 52 triệu đồng mà tiền thu về…50 triệu.

337153523_809900257186372_438796469499601257_n.jpg

Ông Sự ủng hộ quan điểm bán vé tham quan phố cổ để có kinh phí duy tu, bảo dưỡng. Tuy nhiên trong phần trả lời Đài Tiếng nói Việt Nam mới đây về chuyện bán vé, ông Sự cho rằng: điểm xuất phát của du lịch Hội An bắt đầu từ phố cổ, từ các giá trị văn hoá, do đó khi ứng xử với Hội An là phải ứng xử với một di sản văn hoá rồi sau đó mới nói đến việc ứng xử với một điểm đến du lịch.

329181917_615835356549547_8797255510967751891_n.jpg

Phố cổ Hội An hoàn toàn khác với các di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới vì đó là di tích sống, khác hoàn toàn cố đô Huế, khu đền tháp Mỹ Sơn. Hội An cũng khác với các di sản thiên nhiên như động Phong Nha. Các di sản này đều không có người sinh sống trong lòng di sản, nhưng phố cổ Hội An ngoài kiến trúc vật thể thì còn yếu tố lớn hơn đã tạo nên hồn cốt của Di sản Văn hoá thế giới Hội An, đó là những con người đang sống trong lòng phố cổ.

336191065_526953139513967_4062147826539289392_n.jpg

Vì vậy theo ông Sự, bán vé là việc cần thiết, để lấy đó trùng tu gìn giữ các công trình di sản, nhưng nên bán ở các điểm di tích, các công trình bảo tồn. Phố cổ Hội An rất khác cố đô Huế hay khu đền tháp Mỹ Sơn, không phải cứ đóng barie lại là bán vé, ở đây là một khu phố sống. Người dân trong phố cổ sinh hoạt bình thường như mọi nơi, là một quần thể di tích sống, có cư dân, có văn hoá, có sự giao lưu cộng đồng giữa cư dân bên trong và bên ngoài... chứ không "đóng khung" như khu điểm du lịch để rồi phân luồng (khách và cư dân) bán vé, thu phí ngay từ khi bước vào quần thể này sẽ làm mai một đi văn hoá và cả con người Hội An!

‘Hội An không đánh mất mình’ hay ‘mình đánh mất Hội An’?

Du lịch là ngành kinh doanh đòi hỏi một văn hoá kinh doanh vào loại cao nhất, nguồn thu ở ‘đầu ra’ luôn bền vững hơn ‘đầu vào’. Tức là rủ khách đến, tạo ra các giá trị trải nghiệm, tiêu khiển, thú ăn chơi, dịch vụ văn minh để họ vui vẻ tiêu tiền đến đồng cuối cùng vẫn thấy đáng và muốn quay trở lại không chỉ một lần nữa.

337867112_189269053855257_8337699299041859791_n.jpg

Ở làng cổ Quỳnh Dao (TP Tấn Trung – Trung Quốc), nơi lưu giữ được hầu hết dấu xưa mấy trăm năm nước đã quy hoạch phố cổ rất bài bản rộng rãi, to gấp mấy lần phố cổ Hội An, đi cả ngày cũng chưa hết. Hàng hóa và lưu niệm phẩm rất phong phú, khách tự do lựa chọn đi tham quan như ở nhà . Nhưng không mấy ai bận tâm với giá cả và hầu hết khi trở ra đều khệ nệ những túi đồ đầy ắp, mãn nguyện.

336146385_595489999158092_8770935479497041812_n.jpg

Hay ở Lệ Giang cổ trấn (tỉnh Vân Nam- Trung Quốc) vé tham quan sẽ được chính quyền gửi tại các cơ sở lưu trú (nhà nghỉ, khách sạn, homestay). Khi khách du lịch nhận phòng sẽ được nhân viên khách sạn giới thiệu về quyền lợi của khách khi mua vé tham quan và đề nghị mua vé và để cho khách quyền lựa chọn mua hay không? Khách có thể được kiểm tra ngẫu nhiên, nhưng nếu chưa mua vé thì mức vé lúc đó sẽ cao hơn nhiều lần nếu mua tại cơ sở lưu trú.

337289152_196499099747094_5408883912120708869_n.jpg

Chủ tịch UBND TP. Hội An Nguyễn Văn Sơn khẳng định vẫn sẽ thu phí nhưng tất cả chỉ mới là dự thảo. Hội An sẽ không đánh mất mình. Giải pháp kiểm soát mà chính quyền thành phố đưa ra là dựng các ‘hàng rào kỹ thuật’ như: "phủ kín camera, tăng cường kỹ thuật cao để nhận diện người ngoài địa phương, không phải người Hội An", ‘dùng người Hội An nhận diện người Hội An’ để tránh việc trốn vé. Liệu nó sẽ biến phố cổ Hội An thành một "đô thị cảnh sát", biến người phố cổ trở thành ‘mật vụ’?

So với những cái mất, nguồn lợi cỏn con thu được nhờ bán vé cho khách vãng lai sẽ trở nên quá bọt bèo. Chưa kể, việc bán vé chênh lệch giữa người Việt (80.000 đồng/vé ) và khách nước ngoài (120.000 đồng/vé ) là cực kỳ khó hiểu. Ngay cả các phố cổ, điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới cũng không có sự phân biệt này.

336176136_794191182282651_8988156035954163745_n.jpg

Truyền thông chính sách chưa bao giờ là việc dễ dàng vì tác động của nó với xã hội hoặc một cộng đồng dân cư luôn cần phải cân đo, nghiên cứu thấu đáo . Chưa kể cách diễn đạt sai có thể gây sự hiểu lầm tai hại. Sự đồng thuận của chính những người dân địa phương và đối tượng thụ hưởng (du khách) từ hoạt động du lịch ở địa phương, mới là thước đo chính xác nhất.

Dù cuối cùng việc thu phí mới chỉ là dự thảo, có được thực thi hay không thì hiện tại cũng khiến nhiều du khách mất cảm tình với Hội An. Khi đó Hội An không đánh mất mình nhưng mình đã đánh mất Hội An.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
‘Hội An không đánh mất mình’ hay ‘mình đánh mất Hội An’?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO