Học sinh Nghệ An tử vong ở nhà khi học online: Cách nào bảo vệ con trước nguy cơ thiếu an toàn?

MINH AN| 15/10/2021 15:50

Nhiều chuyên gia cho rằng hàng triệu học trò hàng ngày vẫn đang học trực tuyến nhưng hiện nay chưa có hướng dẫn học tập trực tuyến an toàn tại nhà.

Vấn đề an toàn điện cho trẻ em đang được dư luận quan tâm sau những tai nạn thương tâm khiến trẻ tử vong bắt nguồn từ việc học online trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua.

Vào khoảng 16h ngày 14/10, em N.V.Q. (SN 2011, học sinh lớp 5, Trường tiểu học Nam Anh, huyện Nam Đàn) dùng điện thoại cắm sạc dự phòng để học trực tuyến. Quá trình học, chiếc điện thoại bất ngờ phát nổ khiến em Q. bị bỏng nặng.

Phát hiện sự việc, gia đình nhanh chóng đưa em đến bệnh viện cấp cứu nhưng nạn nhân đã không qua khỏi.

Theo ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An cho biết trong sáng nay đại diện sở GD-ĐT Nghệ An đã đến thăm hỏi, động viên gia đình nam sinh lớp 5 ở huyện Nam Đàn tử vong, khi chiếc điện thoại phát nổ trong lúc học trực tuyến vào chiều 14/10.

"Đây là sự việc đáng tiếc, xảy ra ngoài ý muốn khi em học sinh ở nhà học trực tuyến trong thời điểm mưa bão. Phía sở đã yêu cầu các đơn vị giáo dục, nhà trường phối hợp với phụ huynh rà soát thiết bị dạy và học trực tuyến để đảm bảo an toàn", ông Hoàn nói.

Theo ông Hoàn, đầu tháng 9, do dịch COVID-19 chưa được kiểm soát nên phần lớn các huyện, thành phố và thị xã ở Nghệ An đều đồng loạt tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh. Thời điểm đó, có hơn 63.000 học sinh các cấp học thiếu thiết bị như máy tính, điện thoại để học trực tuyến.

ho2.jpeg
Ảnh minh họa

Theo Thạc sĩ Lê Thị Loan - nguyên Phó trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục), cần sớm ban hành hướng dẫn học tập trực tuyến an toàn tại nhà vì hàng triệu học sinh học trực tuyến mỗi ngày mà không có hướng dẫn hay quy định nào đảm bảo an toàn cho các con.

Ngoài ra, khi con ở bậc tiểu học học online, bắt buộc phải có bố mẹ đồng hành.

“Việc học online trong thời điểm dịch bệnh là giải pháp tình thế, không thể dừng. Thế nhưng cũng cần bố mẹ đồng hành trong quá trình con học là vì con sẽ còn nhiều bỡ ngỡ liên quan đến kỹ thuật, tương tác với giáo viên, công nghệ và vì lí do an toàn của các con.

Hiện nay, chương trình giáo dục từ bậc mầm non cũng đã có phần giúp trẻ nhận diện nguy cơ không an toàn với ổ điện, phích nước... Ở nhà, bố mẹ cũng cần giúp con nhận diện tình huống thực tế nhất là không vừa học vừa sạc điện thoại vì có những thiết bị cũ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất nguy hiểm”, Thạc sĩ Lê Thị Loan khuyến cáo.

Thạc sĩ Lê Thị Loan cũng lên tiếng cảnh báo nhiều trường hợp học trò không có điện thoại thông minh đủ tiêu chuẩn để học, nhất là ở các địa phương vùng xa, nhiều loại trôi nổi không đảm bảo nguồn gốc có thể có nguy cơ chai pin, phát nổ...

Từ thực tế về hạn chế thiết bị, khi tính toán phương án dạy học online cần phải dựa trên dựa trên phương án học sinh sẽ sử dụng điện thoại là chính. Phải xem xét đến yếu tố tác động sức khỏe của trẻ để xây dựng phương án dạy học online giảm bớt áp lực về thiết bị và tăng cường tự học trên sách, vở, giấy bút nhiều hơn.

antoandienchotrenhov2-1631339643590112964125.jpg
Hướng dẫn an toàn điện đối vối trẻ em của EVN

Trước đó, tháng 9/ 2021, một học sinh lớp 5 tại Hà Nội cũng bị điện giật tử vong khiến dư luận lo lắng về nguy cơ an toàn điện coh trẻ khi học tập tại nhà.

Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) cũng đưa ra các khuyến cáo quan trọng về an toàn điện cho trẻ em. Theo đó, cha mẹ cần hướng dẫn con cái phải đảm bảo tay khô hoàn toàn khi sử dụng các thiết bị điện; thấy dây điện bị sờn, hở, chạm chập điện, phải báo ngay cho người lớn; Không nên chạm tay vào dây điện bị đứt rời hay dây điện bị hở; Không dùng ngón tay hoặc que đâm, chọc vào các ổ cắm điện; Không chạm đến bất kỳ dụng cụ điện nào khi tay còn ướt; Không nên sử dụng thiết bị điện hoặc rút phích cắm điện khi không được người lớn cho phép; Không nên lấy dây điện, thiết bị điện làm đồ chơi.

EVN cũng lưu ý, việc lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện trong gia đình phải an toàn cho trẻ. Để đảm bảo việc này, người dân nên sử dụng ổ cắm và phích cắm có 3 chân, 3 dây để chống rò rỉ điện; Chọn các mẫu ổ cắm điện có nắp đậy hoặc gắn thêm nắp đậy chống thấm khi lắp đặt. Đặc biệt, ổ cắm điện, công tắc nên được lắp đặt ở vị trí cao hơn 1,4 m để trẻ em không với tới được.

Tiêu chí về đảm bảo an toàn về điện, phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em:

- Dây dẫn điện phải được đi ngầm trong tường hoặc có vỏ bọc chắc chắn nếu đi bên ngoài;.

- Các công tắc điều khiển, cầu chì, ổ cắm được lắp đặt ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi và phải có hộp hay lưới bảo vệ hoặc có nắp đậy an toàn;

- Phải sử dụng các loại đèn có phần vỏ ngoài bằng vật liệu cách điện tại các phòng trong ngôi nhà;

- Không đặt ổ cắm điện trong phòng vệ sinh, nhà tắm, nếu có phải đặt sau cầu chì/Ap-to-mat và ở vị trí an toàn ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Học sinh Nghệ An tử vong ở nhà khi học online: Cách nào bảo vệ con trước nguy cơ thiếu an toàn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO