Học giả Campuchia đánh giá tích cực chính sách của Việt Nam đối với kiều bào

Theo Báo Tin Tức/ TTXVN| 11/04/2023 06:42
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Học giả Uch Leang, Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia đánh giá cao sự quan tâm và chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Học giả Campuchia đánh giá tích cực chính sách của Việt Nam đối với kiều bào
Bà con kiều bào tại sân bay để đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Đoàn công tác thăm chính thức Lào, ngày 10/4/2023. (Ảnh (minh họa): Phạm Kiên - Phóng viên TTXVN tại Lào).

Trang thông tin điện tử Swiftnews của Campuchia đã đăng tải đậm nét bài viết của học giả Uch Leang với tiêu đề "Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài - Nhịp cầu hữu nghị". Bài viết đã hệ thống lại các văn bản thể hiện quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam được ban hành và triển khai thực hiện trong hơn 20 năm qua, xác định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.

Trong những năm qua, thành viên của cộng đồng đã không ngừng tăng lên và mở rộng, từ 2,7 triệu người năm 2003 lên 4,5 triệu người tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ vào năm 2015. Con số này tăng lên hơn 5,3 triệu người tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ vào năm 2022 và hơn 80% tập trung ở các nước phát triển.

Cho rằng thành phần của cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại ngày càng mở rộng, bao gồm học sinh, sinh viên, người lao động nhập cư và người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, trong khi địa vị pháp lý, điều kiện kinh tế, vị trí, vai trò và uy tín của cộng đồng người Việt Nam trong xã hội nước sở tại ngày càng được nâng cao, ông Uch Leang nhấn mạnh: “Dưới sự hỗ trợ và lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng về số lượng, phát triển và mở rộng đáng kể. Vai trò, vị trí và uy tín của cộng đồng trong xã hội ở quốc gia sở tại ngày càng được phát huy mạnh mẽ, họ ngày càng tự tin và ý thức được vị trí, vai trò của mình trong việc đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước, dù ở bất kỳ đâu, đang sinh sống trong nước hay nước ngoài”.

Điểm lại những cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian gần đây, ông Uch Leang nêu rõ tại các sự kiện này, các nhà lãnh đạo Việt Nam thường xuyên đề nghị phía Campuchia ủng hộ, hỗ trợ các công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại đây, cũng như trợ giúp công dân Việt Nam bị lừa đảo sang Campuchia; tiếp tục hỗ trợ người Campuchia gốc Việt định cư và hội nhập tại Campuchia, làm cầu nối cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Đáp lại, phía Campuchia luôn khẳng định lập trường thắt chặt mối quan hệ đoàn kết với nước láng giềng theo phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Theo đó, Campuchia sẽ hỗ trợ người Campuchia gốc Việt như công dân các nước khác; cơ quan chức năng Campuchia cũng thường xuyên hỗ trợ giải cứu công dân Việt Nam bị lừa đảo và bóc lột lao động.

Từ góc nhìn trên, tác giả cho rằng việc các nhà lãnh đạo Việt Nam thường xuyên và liên tục nêu các đề xuất với lãnh đạo Campuchia thể hiện việc thực hiện nhất quán sứ mệnh tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm thúc đẩy và đề cao mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Qua đó, thúc đẩy và tạo chuyển biến tích cực đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần tích cực trong việc củng cố và phát huy khối đoàn kết toàn dân tộc.

Theo học giả Uch Leang, việc tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết giữa nhân dân với nhân dân và giữa các dân tộc trong và ngoài nước đã góp phần thúc đẩy, tạo chuyển biến tích cực đối với cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại, cũng như đóng góp tích cực trong việc củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân thông qua việc khuyến khích người dân của mình đang sinh sống ở nước ngoài cùng nhau đề cao tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu nước, gắn bó mật thiết với quê hương đất nước, đoàn kết, tương thân tương ái, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau cải thiện đời sống và hòa nhập với cộng đồng xã hội ở quốc gia đang sinh sống.

Qua đó thể hiện rõ trách nhiệm, tình cảm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho đồng bào mình ở nước ngoài, đồng thời cho thấy Việt Nam có chính sách cởi mở đối với người dân của mình đang sinh sống ở nước ngoài.

Theo Huỳnh Thảo (TTXVN)

https://baotintuc.vn/the-gioi/hoc-gia-campuchia-danh-gia-tich-cuc-chinh-sach-cua-viet-nam-doi-voi-kieu-bao-20230410190732659.htm

baotintuc.vn

  • Đẩy mạnh hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và kiều bào Bắc Âu
    Vừa qua, đoàn công tác Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh đã có chuyến thăm và làm việc tại các quốc gia Bắc Âu gồm Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch. Đây là chuyến đi không chỉ nhằm thắt chặt quan hệ giữa Thành phố và cộng đồng kiều bào, mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư và phát huy nguồn lực kiều hối cho sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đa dạng sân chơi tiếng Việt cho trẻ em kiều bào và sinh viên Nga
    Ngày hội tiếng Việt, Dịch thuật tiếng Việt, Tiếng Việt vui, Tìm hiểu về Việt Nam.... là những hoạt động bổ ích cho cộng đồng người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ kiều bào tại Nga và thế hệ những người Nga yêu mến đất nước và con người Việt Nam.
  • Phụ nữ Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm thành công nơi xứ người
    Chiều 6/10, tại thủ đô Tokyo, đã diễn ra sự kiện giao lưu phụ nữ với chủ đề “Phụ nữ: Giậm chân hay bứt phá?”.
  • Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Pháp
    Tối 5/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam, thủ đô Paris.
  • Người phụ nữ giữ hồn tiếng Việt nơi xứ người
    Từ nỗi sợ mất đi tiếng mẹ đẻ của những người mẹ xa quê đến sự sáng tạo trong việc phát triển giáo trình và các hoạt động giảng dạy tiếng Việt, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh đã trở thành biểu tượng tích cực trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về việc giữ gìn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Bộ sách giáo khoa "Chào Tiếng Việt" và trại hè tiếng Việt chính là những công cụ mà chị sử dụng để lan tỏa tình yêu tiếng Việt, đặc biệt là trong thế hệ trẻ.
  • Trí thức kiều bào có vai trò quan trọng trong hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước
    Gặp gỡ, trò chuyện thân mật với các chuyên gia, trí thức kiều bào tiêu biểu của các nước trong cộng đồng Pháp ngữ, sáng ngày 5/10, theo giờ địa phương, tại Paris, nhân chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức tới Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn trí thức kiều bào sẽ tiếp tục đem những thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới về đất nước, đào tạo cho Việt Nam nhiều nhân tài hơn nữa.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Học giả Campuchia đánh giá tích cực chính sách của Việt Nam đối với kiều bào
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO