Ngoài nghi thức của lễ cưới, các hoàng hậu Trung Hoa xưa còn phải ăn một món rất đặc biệt trước khi động phòng cùng hoàng đế.
Người Trung Quốc xưa rất coi trọng các nghi thức trong lễ cưới hỏi. Nếu như của người dân phức tạp thì của hoàng đế và hoàng hậu còn cầu kỳ hơn nhiều lần.
Đặc biệt, những gia đình có con gái được chọn làm hoàng hậu sẽ được hưởng nhiều bảo vật quý hiếm như châu báu, vàng bạc, gấm vóc… Kiệu hoa của hoàng hậu sẽ được rước từ Đại Thanh Môn qua Thiên An Môn, Ngọ Môn tới tận hậu cung trong khi các phi tần khác phải tiến vào hậu cung qua Thần Vũ Môn - cửa sau của Tử Cấm Thành.
Nơi động phòng của hoàng đế được trang trí bằng chữ song hỷ dán bên ngoài và câu đối chúc mừng dán quanh phòng. Giường tân hôn sẽ được đặt một bộ chăn đệm màu đỏ “bách tử” thêu hình đứa trẻ thần thái phi phàm với mong muốn “đông con nhiều phúc”.
Bên cạnh hàng trăm lễ nghi của đám cưới, thái giám tiết lộ một nghi thức bắt buộc mà hoàng hậu phải thực hiện trước khi động phòng hoa chúc với hoàng đế. Đó chính là ăn món sủi cảo có tên gọi “tử tôn thịnh vượng”. Đây là một món ăn vô cùng quen thuộc với nhiều người.
Tuy nhiên phần nhân được làm từ đậu đỏ, đậu phộng, chà là đỏ..., nói chung là những nguyên liệu màu đỏ rồi hấp lên đến khi mọi thứ chín một nửa thì mang ra dâng cho hoàng hậu ăn.
Ý nghĩa của những chiếc sủi cảo này cũng là mong hoàng hậu sớm hạ sinh thái tử đế kế nghiệp vua cha, do đó đây là một trong những nghi lễ không thể bỏ qua.
Sau khi thực hiện xong nghi lễ này thì hoàng đế và hoàng hậu sẽ cùng uống rượu giao bôi tuy nhiên không phải tùy tiện làm mà còn phải tuân theo một số quy tắc. Hai người sau khi hoàn thành hết các thủ tục thì mới chính thức được động phòng hoa chúc.