Có nên để thức ăn nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh không?
Theo các chuyên gia y tế của Trường Đại học Birmingham (Anh), thức ăn khi vừa nấu chín sẽ đạt ngưỡng nhiệt độ là 100 độ C và hầu như an toàn cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, khi nhiệt độ từ từ giảm đến 60 độ C thì vi khuẩn đã bắt đầu phát triển và xâm nhập ngược lại vào thực phẩm.
Để thức ăn nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh khiến vi khuẩn phát triển.
Nhiệt độ lý tưởng nhất để vi khuẩn sinh sôi nảy nở chính là khi giảm xuống còn 30 – 40 độ C (thức ăn gần như nguội hẳn). Chúng chỉ thực sự ngủ đông dưới 7 độ C trở xuống mà thôi.
Điều này đồng nghĩa với việc để thức ăn nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh bảo quản thì không còn tác dụng gì nữa. Thậm chí ngược lại còn gây hại sức khỏe bởi vi khuẩn đã phát triển hàng loạt trong lúc bạn đợi thức ăn nguội rồi.
Hơn nữa, bạn cũng đừng lo thức ăn chưa nguội để vào tủ lạnh sẽ dễ hư hay tốn điện. Ví dụ, bạn cho thức ăn tầm 70 – 80 độ C vào tủ lạnh 5 độ C. Nghĩa là tủ lạnh phải làm việc để mang đi 65 – 75 độ C từ thức ăn nóng. Điều này cũng chỉ tương đương lượng nhiệt chúng phải đem đi khi bạn cho 3 phần thức ăn nguội vào tủ lạnh. Do đó, việc để thức ăn nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh khiến vi khuẩn phát triển, nếu ăn vào sẽ gây hại cho sức khỏe
Lưu ý khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh
Cách bảo quản tốt nhất là đợi thức ăn nguội bớt còn 70 – 80 độ C (tầm 10 – 15 phút) thì hãy cho vào ngăn mát tủ lạnh. Lúc này, dưỡng chất sẽ được giữ lại và hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn xâm nhập ngược lại vào thức ăn.
Bạn nên để thức ăn vào hộp kín có nắp, tốt nhất là hộp thủy tinh trước khi cho vào tủ lạnh. Nắp đậy sẽ hạn chế việc hơi nóng tỏa ra khắp tủ, vừa hại tủ, vừa gây hỏng thực phẩm khác cũng như gây nhiễm khuẩn chéo từ thực phẩm khác.
Nếu lượng thức ăn nhiều, bạn có thể chia thành nhiều hộp nhỏ để giúp tủ lạnh làm lạnh nhanh hơn.
Nếu lượng thức ăn nhiều, bạn có thể chia thành nhiều hộp nhỏ để giúp tủ lạnh làm lạnh nhanh hơn.
Cũng như thức ăn nguội hẳn, bạn không nên bỏ thức ăn còn nóng hổi vào tủ lạnh. Điều này sẽ làm tủ lạnh hoạt động quá công suất, dẫn đến tốn điện năng hơn và giảm tuổi thọ hơn.
Ba loại thực phẩm không cần cho vào tủ lạnh để bảo quản
Sữa bột trẻ em và một số món ăn vặt
Sữa bột thường có công thức được thiết kế đặc biệt, nếu để trong môi trường quá nóng hay quá lạnh đều sẽ có thể làm giảm thành phần dinh dưỡng của nó. Chính vì vậy, sữa bột chỉ nên để ở những nơi khô ráo, tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh dù bao bì là hộp thiếc hay hộp giấy.
Đối với một số món ăn vặt như bánh quy, mứt, và thực phẩm sấy khô thường có hoạt độ nước và độ pH rất thấp nên dù để ở môi trường bên ngoài thì vi khuẩn cũng sẽ không có đủ độ ẩm sinh sôi phát triển. Việc bảo quản những loại thực phẩm này trong tủ lạnh ngược lại còn khiến chúng trở nên khô và cứng hơn. Chính vì vậy, chúng ta chỉ cần đóng gói cẩn thận, bảo quản ở nhiệt độ phòng và cố gắng ăn hết trong thời hạn sử dụng.
Một số loại rau củ và trái cây
Các loại rau củ như khoai tây, tỏi, hành tây, ớt xanh, dưa chuột rất dễ bị mốc, mọc mầm hay bị thay đổi kết cấu, mùi vị khi để ở môi trường nhiệt độ cao, vì vậy tốt nhất chỉ nên bảo quản ở những nơi thoáng mát trong phòng.
Một số loại trái cây nhiệt đới như thanh long, chuối, xoài, vải, ... không thể bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0°C bởi nếu để ở nhiệt độ thấp, vỏ của chúng sẽ rất dễ bị thâm đen và nhanh hỏng, do đó với những loại trái cây này chúng ta nên ăn tươi càng sớm càng tốt.
Mật ong
Mật ong là nguyên liệu rất dễ bị thay đổi hương vị khi ở nhiệt độ cao, đồng thời cũng dễ bị kết tinh và đông đặc ở nhiệt độ thấp. Do vậy, việc bảo quản mật ong trong tủ lạnh chỉ làm tăng tốc độ kết tinh khiến chúng ta khó lấy ra để sử dụng. Bảo quản ở trong lọ thủy tinh đậy kín, ở nơi tối, nhiệt độ phòng là cách tốt nhất để giữ mật ong luôn được như mới và mang hương vị tự nhiên.
Theo GĐXH