Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế

Đại Dương| 02/02/2022 18:29

Từng là kinh đô của cả nước một thời, cố đô Huế hiện tại vẫn đang lưu giữ khá nhiều di tích, dấu tích, miếu thờ có hình tượng hổ.

Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế - 1

Phu Văn Lâu và Nghinh Lương Đình là khu vực đấu voi và hổ trước năm 1829 (Ảnh: Bảo Minh).

Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế - 2

Tái hiện cuộc đấu voi và hổ đầu thế kỷ XX qua bức tranh Ngày Tết Ở Phú Xuân. Dưới thời vua Nguyễn tại Huế, các cuộc đấu giữa voi và hổ thường xuyên được diễn ra. Do hổ là ác thú, tượng trưng cho cái xấu, cái ác nên trong các cuộc đấu, hổ bị bẻ răng nanh, tước móng vuốt, nên khi đấu với voi đều thua.

Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế - 3
Hổ Quyền là một di tích đặc biệt có hình dáng như "Đấu trường La Mã" dành riêng cho voi và hổ quyết tử phía dưới sân, phía trên là nơi dành cho vua quan và khách đến xem.
Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế - 4

Hình tượng hổ trên Cao Đỉnh (một trong 9 đỉnh ở Cửu Đỉnh - Báu vật thời Nguyễn) thờ trong Đại Nội.

Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế - 5

Hình tượng hổ trên quan phục Võ thất phẩm (trái) và Võ tứ phẩm (phải) trong bộ triều phục Triều Nguyễn.

Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế - 6

Bức bình phong Võ Thánh từ ở phường An Đông vẫn còn dấu tích hình tượng hổ.

Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế - 7
Cổng nhà dân cũng có hình tượng hổ như ở trước nhà họa sĩ Đỗ Văn Lân.
Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế - 8
Một đàn tế ở xã Hương Thọ, TP Huế với tượng hổ nằm phía trong. Khá nhiều đền thờ, miếu mạo tại Huế, nhất là tín ngưỡng thờ mẫu gắn liền với hổ.
Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế - 9

Kinh thương càn đại điện thờ chúa Liễu Hạnh 37 Tô Ngọc Vân. Trên tường vẽ bầy chúa sơn lâm trong rừng thẳm.

Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế - 10
Một con hổ đá được thờ ở miếu thờ mẫu Thiên Y A Na, Phường An Đông, TP Huế.
Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế - 11

Miếu Chuông Hổ (Ông Hổ) ở phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy khá nổi tiếng. Dịp Tết, người dân thường đến cúng bái rất đông.

Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế - 12

Nhiều tranh ảnh dân gian tại Huế cũng lưu giữ hình tượng hổ. Trong ảnh là bức tranh Hoàng Hổ thần tướng.

Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế - 13
Tranh dân gian Làng Sình - 12 con giáp của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước.
Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế - 14
Tranh dân gian Huế - Tam sơn kết hợp với bốn cô bốn cõi dùng trong lễ trình căn hoặc bị cọp ăn, voi chà, rắn cắn, rớt núi thì làm lễ có tranh này.
Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế - 15
Tranh Tý Sửu Dần Mão. Bộ thập nhị Thái Thần được dùng trong lễ cúng Quan sát thay cho tranh 12 con giáp ở trường hợp trẻ em mới sinh bị đau ốm, khóc quấy nhiễu.
Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế - 16
Bức tranh gương "Ông Chín Thượng Ngàn".
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hình tượng hổ uy phong ở di tích, đền đài đất cố đô Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO