Hình ảnh Quận Thủ Đức (tỉnh Gia Định) thập niên 1960 – Nguồn gốc tên gọi Thủ Đức

22/11/2023 16:50

Thủ Đức là tên gọi của một khu vực rộng lớn ở phía Đông của Sài Gòn. Từ đầu thế kỷ 20 cho đến thập niên 1960, Thủ Đức là một quận của tỉnh Gia Định, khi đó Thủ Đức bao gồm cả vùng Quận 2 và Quận 9 sau này. Năm 1966, xã An Khánh được cắt ra khỏi Quận Thủ Đức để ghép vào Quận 1 của đô thành Sài Gòn, nhưng chỉ 1 năm sau thì An Khánh lại được tách ra để trở thành Quận 9 (Sài Gòn) vào năm 1967.

thu-duc-22.jpg

Sau năm 1975, tỉnh Gia Định sáp nhập vào với Sài Gòn, Quận Thủ Đức trở thành Huyện Thủ Đức, đồng thời Quận 9 bị giải thể và nhập trở lại vào Thủ Đức như cũ.

Năm 1997, Huyện Thủ Đức lại tách ra thành 3 quận: Quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9.

Đến đầu năm 2021, các quận 2,9, Thủ Đức lại được nhập chung với nhau để trở thành Thành Phố Thủ Đức.

thu-duc-22.jpg

Như vậy có thể thấy vùng đất Thủ Đức có một quá trình chia, tách, nhập ranh giới khá phức tạp giữa các vùng Gia Định, Biên Hòa và Sài Gòn. Tuy nhiên, khi nhắc tới Thủ Đức thì người ta nghĩ đến vùng trung tâm Thủ Đức là chợ Thủ Đức với con đường Võ Văn Ngân (ngày xưa mang tên đường Hoàng Diệu) nối dài từ chợ Thủ Đức đến Ngã 4 Thủ Đức, và con đường Kha Vạng Cân (ngày xưa mang tên Nguyễn Tri Phương) song song với đường xe lửa nối chợ Thủ Đức với Sài Gòn.

thu-duc-5.jpg
Đường Nguyễn Tri Phương, nay là Kha Vạng Cân

Từ trước khi Pháp chiếm Nam Kỳ, địa bàn vùng đất Thủ Đức ngày nay tương ứng với phần lớn huyện Ngãi An của phủ Phước Long và huyện Long Thành của phủ Phước Tuy, đều thuộc tỉnh Biên Hòa.

Khi đó Thủ Đức là một vùng đất gò đồi tương đối cao, nối liền với những vùng sườn tích cổ thuộc nền văn hóa tiền sử ở lưu vực sông Đồng Nai. Từ trước khi Lễ Thành Hầu mở cõi Nam Bộ và xác lập chủ quyền cho người Việt ở vùng đất Đồng Nai vào năm 1698, thì đã có một người Minh Hương tên là Tạ Dương Minh (Tạ Huy) cùng với một số cư dân người Việt, Champa, Chân Lạp khai khẩn đất hoang vùng đất này, mở rộng canh tác rồi lập nghiệp. Tên hiệu của ông chính là Thủ Đức, về sau được lấy để đặt tên cho vùng đất này. (Tuy nhiên cũng có ý kiến khác, nói rằng tên gọi vùng đất Thủ Đức đã có trước, sau đó ông Tạ Huy mới lấy tên Thủ Đức làm tên hiệu cho mình, và ông đã có công lập chợ Thủ Đức).

Ông Tạ Huy đã cùng với cư dân địa phương hợp sức khẩn hoang, canh tác, chăn nuôi để tự nuôi sống và chống chọi với thú dữ, bệnh tật. Dần dần nơi này trở nên trù phú, hàng hóa dồi dào, giao thương buôn bán ngày càng tăng nên ông Tạ Huy đứng ra xây dựng chợ Thủ Đức, bên rạch Cầu Ngang nối liền với sông Sài Gòn, thuận tiện cho ghe thuyền vào bến.

Sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca của tác giả Nguyễn Liên Phong xuất bản năm 1909 ca ngợi công lao của ông Tạ Dương Minh như sau:

“Thuở xưa ông Tạ Dương Minh
Lập chợ Thủ Đức tại Linh Chiểu rày
Mả người cải táng mới đây
Bởi làng xin bạc đổi xây mộ phần

Quan trên niệm nghĩa thi ân
Cho ba trăm rưởi trùng tân giai thành
Hương chức ở rất hậu tình M
Mỗi năm ngày kỵ xanh quanh tới đều”.

Hiện nay khu mộ của ông Tạ Dương Minh được nhắc tới trong bài vè trên vẫn còn ở đường số 10 phường Linh Chiểu. Ngoài ra cũng tại phường Linh Chiểu hiện nay còn lại ngôi đình Linh Đông xây dựng năm 1823, để thờ ông Tạ Dương Minh, người khai hoang lập ấp ở Thủ Đức vào thế kỷ 17.

Nhắc đến Thủ Đức trước 1975, người ta thường nhớ đến các địa điểm nổi tiếng như chợ Thủ Đức, ngã tư Thủ Đức, quân trường Thủ Đức, xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa đi ngang qua Thủ Đức, nhà máy nước Thủ Đức, làng đại học ở Thủ Đức…

Mời các bạn xem lại hình ảnh Thủ Đức thập niên 1960-1970:

thu-duc-29.jpg
Đường xe lửa song song với đường Nguyễn Tri Phương (nay là Kha Vạng Cân)
thu-duc-1.jpg
Ngã 4 Thủ Đức năm 1961, khi mới được xây dựng

Hình ảnh chợ Thủ Đức xưa:

thu-duc-10.jpg
thu-duc-17.jpg
thu-duc-30.jpg

Hình ảnh Quân trường Thủ Đức nổi tiếng ở xã Tăng Nhơn Phú:

thu-duc-20.jpg
thu-duc-2.jpg
thu-duc-3.jpg
thu-duc-18.jpg

Hình ảnh Trường Lasan Mossard ở đường Hoàng Diệu – Thủ Đức, được thành lập từ năm 1894. Sau 1975 thành trường trung cấp kĩ thuật nghiệp vụ Thủ Đức, nay là trường cao đẳng công nghệ Thủ Đức trên đường Võ Văn Ngân, ở gần chợ Thủ Đức, sát bên nhà thờ Thủ Đức. Đây được xem là trường đẹp nhất trong số các trường Lasan ở Sài Gòn:

thu-duc-15.jpg
thu-duc-25.jpg
Trường Lasan Mossard Thủ Đức

Hình ảnh nhà thờ Thủ Đức:

thu-duc-9.jpg

Những hình ảnh của trường trung học kiểu mẫu Thủ Đức, trực thuộc đại học sư phạm Sài Gòn:

thu-duc-14.jpg

Đây là một trong ba trường trung học Kiểu Mẫu đầu tiên tại Việt Nam, ngoài trường Trung Học Kiểu Mẫu Huế và trường Trung Học Kiểu Mẫu Cần Thơ.

Trường Trung Học Kiểu Mẫu là trường sư phạm thực hành tạo cho các giáo sinh Đại Học Sư Phạm có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với học đường, học sinh, và các đồng nghiệp tương lai…

Trường Trung Học Kiểu Mẫu là trường trung học duy nhất lúc bấy giờ bao gồm cả giáo dục phổ thông và giáo dục hướng nghiệp (nên được gọi là chương trình Giáo Dục Tổng Hợp).

thu-duc-24.jpg

Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức được khởi công xây cất ngày 26/5/1963 và hoàn tất ngày 30/3/1964. Người vẽ kiểu trường là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Khôi Nguyên La Mã 1955 và cũng là người vẽ kiểu Dinh Độc Lập.

td1.jpg

Trường nằm trên một ngọn đồi bên cạnh xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, thuộc xã Linh Xuân Thôn, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định. Trường gồm một đại giảng đường với 1200 chỗ ngồi, một khu văn phòng và hai dãy lầu với 30 phòng học, 6 phòng thí nghiệm (vật lý, hóa học và sinh vật), một thư viện và văn phòng phẩm, một xưởng công kỹ nghệ đầy đủ dụng cụ cơ xưởng, đồ in và bàn kỹ nghệ họa, 3 phòng doanh thương với hơn 40 máy đánh chữ, 8 phòng dành cho kinh tế gia đình, trang bị đầy đủ dụng cụ như máy may, bếp nấu… Đến cuối năm 1971 trường lại xây thêm một câu lạc bộ có thể chứa 500 học sinh.

d2.jpg

Ngày nay ngôi trường này vẫn còn, là khu trung tâm của làng đại học Thủ Đức, một thời là đại học đại cương của ĐHQG. Hầu hết những sinh viên đại học năm 1,2 của các trường Bách Khoa, KHTN và KHXHNV đều đã từng ngồi dưới giảng đường của khu trường này.

Hình ảnh xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa (nay là xa lộ Hà Nội), hầu hết nằm trên địa phận Thủ Đức. Đây là con đường chính để đi từ Sài Gòn đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung, là trục con đường Cái Quan năm xưa:

xa-lo-bien-hoa-53.jpg
xa-lo-bien-hoa-49.jpg
Trụ sở điện lực trên xa lộ
xa-lo-bien-hoa-51.jpg
xa-lo-bien-hoa-46.jpg
Nhà máy Xi măng Hà Tiên trên xa lộ Biên Hòa (nhà máy được thành lập từ năm 1964, nắm giữ thị phần gần như tuyệt đối ở miền Nam
xa-lo-bien-hoa-47.jpg
Phía xa là nhà máy xi măng Hà Tiên
xa-lo-bien-hoa-45.jpg
Nhà máy sản xuất bình ắc quy
xa-lo-bien-hoa-41.jpg
Phía trước là nhà máy nước Thủ Đức với tháp điều hòa áp lực nước ở bên trái đường
nha-may-nuoc-2.jpg
Nhà máy nước nằm bên cạnh Xa Lộ
thu-duc-13.jpg
Nhà máy nước Thủ Đức cung cấp nước sinh hoạt cho Sài Gòn
nha-may-nuoc-1.jpg
Tháp điều áp gần nhà máy nước. Trên đường Phan Thanh Giản ở Sài Gòn (nay là Điện Biên Phủ) cũng có một cái tương tự
xa-lo-bien-hoa-21.jpg
xa-lo-bien-hoa-24.jpg
Khu vực đi ngang qua quân trường Thủ Đức
xa-lo-bien-hoa-18(2).jpg
Xe cam nhông
xa-lo-bien-hoa-26(1).jpg
xa-lo-bien-hoa-25.jpg
xa-lo-bien-hoa-20.jpg
xa-lo-bien-hoa-19.jpg
xa-lo-bien-hoa-17.jpg
xa-lo-bien-hoa-15.jpg
xa-lo-bien-hoa-14.jpg
xa-lo-bien-hoa-8.jpg
xa-lo-bien-hoa-6.jpg
xa-lo-bien-hoa-1.jpg
xa-lo-bien-hoa-61.jpg
Phía xa sau lưng xe tải lớn là đền Tử Sĩ trên đỉnh đồi tại Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa

Một vài hình ảnh khác ở Thủ Đức xưa:

thu-duc-27.jpg
Tòa hành chánh quận Thủ Đức
thu-duc-12.jpg
Ga xe lửa Thủ Đức
thu-duc-19.jpg
Ngã 5 chợ Thủ Đức
thu-duc-11.jpg
Đường từ ngã 5 chợ Thủ Đức đi về hướng Tam Hà, đoạn qua rạp hát Đại Lợi
thu-duc-4.jpg
thu-duc-6.jpg
thu-duc-7.jpg
thu-duc-8.jpg
thu-duc-16(1).jpg
thu-duc-21(1).jpg
thu-duc-23.jpg
thu-duc-26.jpg
thu-duc-28.jpg

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Hình ảnh: manhhai flickr

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hình ảnh Quận Thủ Đức (tỉnh Gia Định) thập niên 1960 – Nguồn gốc tên gọi Thủ Đức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO