Hình ảnh búa nặng 5 tấn thả từ trên cao phá trụ hỏng của cầu Long Biên

31/03/2022 13:29

Đơn vị thi công đã sử dụng búa nặng 5 tấn, thả từ độ cao hàng chục mét để phá trụ chống va đập đang bị hỏng của cầu Long Biên (Hà Nội).

Từ đầu tháng 3/2022, đơn vị thi công đã huy động máy móc, công nhân để làm mới mố và trụ chống va đập của cầu Long Biên. Tại mố cầu 16A thường xuyên xảy ra tình trạng tàu, thuyền chở vật liệu xây dựng bị trôi, đâm va gây hư hỏng.

Theo đơn vị thi công, lưu lượng tàu thuyền trọng tải lớn qua lại hàng ngày ở khu vực giữa sông Hồng (hướng về phía Bắc cầu Long Biên) rất lớn. Vào mùa mưa lũ, đã xảy ra nhiều vụ đâm vào mố cầu do không kiểm soát được tốc độ.

Hình ảnh búa nặng 5 tấn thả từ trên cao phá trụ hỏng của cầu Long Biên
Đơn vị thi công thiết lập 2 hệ nổi để lấy mặt bằng thi công
Hình ảnh búa nặng 5 tấn thả từ trên cao phá trụ hỏng của cầu Long Biên
Đây là tuyến đường các tàu trọng tải lớn thường xuyên qua lại
Hình ảnh búa nặng 5 tấn thả từ trên cao phá trụ hỏng của cầu Long Biên

Phần trụ chống va đập trước mố cầu 16A đã bị đổ xuống lòng sông Hồng, nằm sâu dưới mặt nước hơn 9 mét.

Nếu tiếp tục xảy ra va chạm tại mố 16A sẽ dẫn đến xô trôi móng trụ cầu, ảnh hưởng đến kết cấu cầu Long Biên. Để bảo vệ mố cầu, đơn vị thi công bổ sung mố trụ cầu mới và trụ chống va đập.

Theo phương án thi công, 2 hệ nổi sẽ được bố trí ngay tại mố cầu 16A. Để thanh thải trụ chống va đập bị hỏng, một cần cẩu sẽ dùng búa nặng 5 tấn thả từ độ cao hàng chục mét để đập trụ cũ- đây là công việc phức tạp nhất của quá trình sửa chữa.

Hình ảnh búa nặng 5 tấn thả từ trên cao phá trụ hỏng của cầu Long Biên
Cầu Long Biên có 8 trụ chống va đập, 1 trụ trước mố 16A đã bị hư hỏng hoàn toàn
Hình ảnh búa nặng 5 tấn thả từ trên cao phá trụ hỏng của cầu Long Biên
Búa nặng 5 tấn được cần cẩu kéo lên độ cao hàng chục mét
Hình ảnh búa nặng 5 tấn thả từ trên cao phá trụ hỏng của cầu Long Biên
Hình ảnh búa nặng 5 tấn thả từ trên cao phá trụ hỏng của cầu Long Biên
Thợ lặn liên tục kiểm tra dưới lòng sông

Theo Chỉ huy công trường, để việc đập trụ chống va đập cũ thành công thì lực lượng thợ lặn liên tục phải lặn xuống kiểm tra.

Sau quá trình thanh thải trụ chống va đập cũ, đơn vị thi công sẽ tính phương án để rút được hàng cọc sắt đang găm sâu xuống lòng sông Hồng khoảng 30 mét.

Dự kiến, dự án làm mới mố và trụ chống va đập cầu Long Biên sẽ hoàn thành trước mùa mưa lũ năm nay.

Hình ảnh búa nặng 5 tấn thả từ trên cao phá trụ hỏng của cầu Long Biên
Phần mố cầu 16A, công nhân đang thi công phần bảo vệ bên ngoài
Hình ảnh búa nặng 5 tấn thả từ trên cao phá trụ hỏng của cầu Long Biên

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, khởi công từ tháng 9/1898 và khánh thành năm 1902. Cầu dài hơn 1.691 m, có kết cấu ban đầu là cầu dàn thép, đường sắt chạy ở giữa và hai bên dành cho phương tiện đường bộ.

Sau 120 năm, do ảnh hưởng bởi thời gian và chiến tranh, các kết cấu cầu dần xuống cấp, hư hỏng. Hiện nay, Tổng công ty đường sắt Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) được giao nhiệm vụ quản lý và duy tu, bảo dưỡng cầu Long Biên.

Đình Hiếu

Bài liên quan
  • Hà Nội: Ôtô đi tốc độ xe đạp trên cầu Long Biên
    Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, đường sắt quy định, phạt 1-2 triệu đồng đối với lái xe ôtô đi vào đường cấm. Ngoài ra tài xế này còn bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hình ảnh búa nặng 5 tấn thả từ trên cao phá trụ hỏng của cầu Long Biên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO