Hành trình về nguồn của thế hệ trẻ gốc Việt: khám phá bản sắc qua tiếng mẹ đẻ

Phan Anh| 12/10/2024 06:00

Daniel Nguyễn Hoài Tiến sinh ra và lớn lên tại quận Cam (California, Mỹ) trong một gia đình gốc Việt, nhưng anh không có nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ khi còn nhỏ. Bước ngoặt đến với Daniel vào thời điểm anh tham gia khóa học tiếng Việt tại Đại học California, San Diego. "Đó là bước ngoặt đầu tiên để tôi khám phá ngôn ngữ của cội nguồn mình", Daniel chia sẻ.

Daniel Nguyễn Hoài Tiến: tiếng Việt để hiểu về chính mình

Sau khi tốt nghiệp, Daniel đến thành phố New Orleans (Louisiana, Mỹ), nơi anh bắt đầu làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng. Trong nhiều năm, Daniel đã giúp tạo sinh kế cho nhiều dân chài gốc Việt bị mất việc sau trận bão Katrina và vụ tràn dầu trên vịnh Mexico. Anh sáng lập hợp tác xã nông nghiệp VEGGI, chuyên sản xuất rau sạch, làm đậu phụ, sữa đậu nành… cung cấp cho hàng chục chuỗi nhà hàng, siêu thị ở California.

Daniel Hoài Tiến và chị Lý Mẩy Chạn, đồng bào Dao đỏ trên vùng núi Lào Cai
Daniel Nguyễn Hoài Tiến trong hành trình đi tìm thảo mộc trên rừng Tây Bắc. (Ảnh: Å by TUNG)

Chuyến trở về quê hương vào năm 2008 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình tìm lại cội nguồn của Daniel. "Nhìn cha mình rơi nước mắt khi trở lại Việt Nam sau hơn 30 năm xa cách, tôi nhận ra rằng có một mối liên kết sâu sắc giữa tôi với Việt Nam, dù lúc ấy tôi chưa biết nói tiếng Việt, chưa hiểu gì về Việt Nam. Đó chính là động lực đầu tiên để tôi học tiếng và tìm hiểu về Việt Nam", Daniel kể trong một chương trình truyền hình năm 2023..

Trường Đại học California ở San Diego (UCSD) cung cấp chương trình Tiếng Việt cho người nói tiếng Việt và chương trình Tiếng Việt di sản ở ba cấp độ dựa trên trình độ của học viên: sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Trong đó, chương trình sơ cấp và trung cấp được cung cấp hàng quý; chương trình cao cấp được cung cấp hai lần mỗi năm. Sinh viên có thể tham gia cả ba khóa học ở cùng một cấp độ theo bất kỳ thứ tự nào.

Từ chuyến đi đầu tiên này, Daniel dần gắn bó với Việt Nam. Đến năm 2014, anh quyết định hồi hương để khởi nghiệp. "Tiếng Việt không chỉ giúp tôi hiểu sâu hơn về con người và cuộc sống ở Việt Nam, mà còn tạo ra những kết nối mạnh mẽ, thôi thúc tôi phát triển các dự án bền vững giúp đỡ bà con dân tộc thiểu số", Daniel cho biết. Anh tham gia các dự án phát triển bền vững ở Bến Tre, Lâm Đồng, dự án giám sát giao đất giao rừng ở các tỉnh miền núi Bắc Trung bộ, Tây Bắc...

Năm 2018, Daniel thành lập Sông Cái Distillery, một thương hiệu rượu thủ công cao cấp, sử dụng những nguyên liệu thuần Việt như nếp cái hoa vàng, bưởi Diễn, mắc khén. “Chúng tôi không chỉ sản xuất rượu, mà còn kể câu chuyện văn hóa Việt Nam qua từng chai rượu, từ những giá trị cốt lõi về nguồn gốc đến sự tinh tế trong cách thưởng thức”, Daniel tự hào chia sẻ.

Với mong muốn phát triển sinh kế bền vững, Daniel cam kết làm việc chặt chẽ với các cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam, không chỉ để bảo tồn giống nông sản quý mà còn giúp bà con phát triển kỹ năng sản xuất.

Càng gắn bó với Việt Nam, Daniel càng khẳng định rằng: "Đây chính là nhà của tôi". Đối với anh và nhiều người trẻ gốc Việt, để hiểu sâu về người Việt hoặc chính mình, cần bắt đầu từ ngôn ngữ. Tiếng Việt không chỉ giúp anh khám phá dân tộc mình mà còn trở thành chiếc chìa khóa để kết nối và phát triển cộng đồng.

Tháng 3/2024, Daniel Nguyễn Hoài Tiến là một trong 100 người Việt Nam và gốc Việt tiêu biểu trên khắp thế giới tham gia Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng 2024 do Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) tổ chức tại Paris, Pháp.

Huỳnh Samuel An: tiếng Việt giúp tôi tạo dựng quan hệ với mọi người

Trong khi Daniel chọn con đường kinh doanh để gắn kết với cội nguồn, Huỳnh Samuel An, một người gốc Việt sinh ra tại Thụy Sĩ, lại chọn cách quay trở về Việt Nam để theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật. Samuel chia sẻ, dù sinh ra và lớn lên ở Thụy Sĩ, tiếng Việt vẫn luôn là phần quan trọng trong cuộc sống của anh.

"Tuy sinh ra và lớn lên ở nước ngoài nhưng tôi được học tiếng Việt mỗi khi ở nhà. Ba mẹ là người gốc Việt nên tôi nói tiếng Việt 100% trong mái ấm của mình. Tôi muốn trải nghiệm, đồng thời tìm hiểu về Việt Nam, cội nguồn của mình, nơi ba mẹ tôi đã lớn lên. Khi hiểu ba mẹ, tôi cũng hiểu về bản thân mình hơn", Huỳnh Samuel An chia sẻ trên truyền hình.

Huỳnh Samuel An đang hoạt động trong vai trò ca sĩ, diễn viên. (Ảnh: Huỳnh Samuel An)
Huỳnh Samuel An đang hoạt động trong vai trò ca sĩ, diễn viên tại Việt Nam. (Ảnh: Huỳnh Samuel An)

Năm 24 tuổi, Samuel quyết định về Việt Nam sinh sống và làm việc. Ban đầu, anh gặp không ít khó khăn với tiếng Việt, nhưng sự kiên trì đã giúp anh nhanh chóng hòa nhập và tìm thấy cơ hội trong ngành nghệ thuật.

"Việt Nam là một môi trường năng động với vô vàn cơ hội, không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật mà còn trong nhiều ngành nghề khác. Tiếng Việt đã giúp tôi hiểu sâu hơn về văn hóa và tạo dựng quan hệ với mọi người," Huỳnh Samuel An nói.

Gắn bó với Việt Nam được 6 năm, hiện Huỳnh Samuel An là một diễn viên, ca sĩ và đang theo đuổi đam mê sân khấu kịch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Anh không ngừng tìm kiếm những vai diễn mới và cống hiến hết mình cho nghệ thuật. "Tiếng Việt chính là ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi, là cầu nối đưa tôi về với ánh đèn sân khấu của quê hương và giúp tôi tự tin tiếp tục đam mê và khẳng định bản thân trên con đường nghệ thuật ngay tại quê hương", anh nói.

Hành trình tìm về cội nguồn qua ngôn ngữ của Daniel Nguyễn và Huỳnh Samuel An không chỉ là những câu chuyện cá nhân, mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ gốc Việt trên khắp thế giới. Với họ, tiếng Việt không chỉ là ngôn ngữ giao tiếp, mà còn là sợi dây kết nối tinh thần giữa họ và quê hương, tạo ra động lực để phát triển không chỉ cho bản thân, mà còn cho cộng đồng.

Bài liên quan
  • Tiếng Việt và hành trình vươn ra thế giới
    Với khoảng 6 triệu người Việt sinh sống tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là cầu nối văn hóa giữa các thế hệ người Việt với quê hương. Cộng đồng người Việt đang tích cực đóng góp vào sự phát triển văn hóa - xã hội của địa phương nơi họ sinh sống. Nhu cầu bảo tồn và phát huy tiếng Việt như một phần bản sắc dân tộc đang được chú trọng, với tiềm năng để ngôn ngữ này được công nhận chính thức tại nhiều quốc gia.
  • Tiếng Việt và hành trình vươn ra thế giới
    Với khoảng 6 triệu người Việt sinh sống tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là cầu nối văn hóa giữa các thế hệ người Việt với quê hương. Cộng đồng người Việt đang tích cực đóng góp vào sự phát triển văn hóa - xã hội của địa phương nơi họ sinh sống. Nhu cầu bảo tồn và phát huy tiếng Việt như một phần bản sắc dân tộc đang được chú trọng, với tiềm năng để ngôn ngữ này được công nhận chính thức tại nhiều quốc gia.
  • Người Việt ở nơi tâm bão Milton quét qua: Gió gào rú, cửa rung lên
    Thay vì đi sơ tán, anh Tuấn Trần (sống ở Sarasota, Florida, Mỹ) chọn ở lại nơi tâm bão được dự báo quét qua. Tiếng gió rít mạnh từng cơn kèm mưa như trút làm nhiều người không khỏi lo lắng.
  • Bão Milton, người Việt lo 'sốt vó' vì mất liên lạc với thân nhân ở Florida
    22 giờ là thời gian chị Sương không liên lạc được với người thân sống tại Florida (Mỹ) vào ngày 9/10.
  • Người Việt ở Florida ngồi trên ô tô 12 tiếng đi tránh siêu bão Milton
    Chị Nguyễn Nhung (sống ở Tampa, Florida) và chồng, con trải qua hành trình 12 tiếng trên ô tô để đến bang Georgia sơ tán tránh bão Milton.
  • Những người mẹ Việt ở nước ngoài gìn giữ tiếng quê hương
    Tiến sĩ Trần Hồng Vân, biên phiên dịch tại trường Western Sydney và là thành viên dự án VietSpeech, một dự án của Đại học Charles, nghiên cứu về kỹ năng ngôn ngữ và duy trì tiếng mẹ đẻ cho trẻ em gốc Việt ở Australia, từng xúc động chia sẻ: "Cảm giác rất tuyệt vời khi sinh sống ở nước ngoài mà mình được nghe con nói "Mẹ ơi". Với chị, mỗi lời cô con gái Ivy nói bằng tiếng Việt là một niềm vui khó tả, là sự gắn kết thiêng liêng giữa các thế hệ và nguồn cội.
  • Ra mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên tại Osaka (Nhật Bản)
    Ngày 7/10, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản tại Osaka, Nhật Bản đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka tổ chức buổi lễ ra mắt “Trung tâm Việt Nam học”.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hành trình về nguồn của thế hệ trẻ gốc Việt: khám phá bản sắc qua tiếng mẹ đẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO