Hàng triệu tấn nông sản, trái cây mùa vụ phía Nam cần “giải cứu”

TRUNG NGUYỄN (Tổng hợp)| 07/08/2021 06:45

Hàng triệu tấn nông sản ở nhiều tỉnh thành phía Nam lại đang vào mùa thu hoạch chính nên rất cần sự chung tay kết nối, vận chuyển, tiêu thụ của các doanh nghiệp, nhà phân phối...

Nông sản, trái cây tớm mùa nhưng không nơi tiêu thụ

Theo Sở Công Thương Hậu Giang tại tỉnh hiện có khoảng 52 tấn chôm chôm, 55 tấn dưa lê, 73 tấn nhãn… đang tới vụ thu hoạch nhưng gặp khó khăn trong tiêu thụ. Các sản phẩm này tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ, huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp và huyện Châu Thành A.

Hàng triệu tấn nông sản, trái cây mùa vụ phía Nam cần “giải cứu”. Ảnh: BCT

Cũng theo Sở Công Thương Hậu Giang một số loại nông sản tới thời điểm thu hoạch nhưng không có thương lái thu mua, hoặc thu mua cầm chừng với số lượng ít, gây ra tình trạng tồn đọng nông sản.

Qua ghi nhận, tại các địa phương hiện đang tồn đọng một số mặt hàng nông sản tổng số gần 2.701 tấn, trong đó rau màu các loại ghi nhận tồn đọng khoảng 75 tấn, cây ăn trái các loại tồn đọng 470 tấn, thủy sản tồn đọng 2.060 tấn, chăn nuôi tồn đọng 94 tấn (heo, trâu bò, gia cầm).

Đại diện Sở Công Thương Long An cho biết, tháng 8 này, Long An bước vào vụ thu hoạch thanh long với sản lượng dự kiến khoảng 15.000 tấn. Tuy nhiên, địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội chống dịch nên việc thu hoạch, vận chuyển và hoạt động của các kho thu mua gặp rất nhiều khó khăn.

Còn theo Sở Công Thương Sóc Trăng hiện trên địa bàn tỉnh có lượng lớn nông sản tới vụ cần được kết nối tiêu thụ, cụ thể: 24.443 tấn nhãn, thời điểm thu hoạch kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12, với sản lượng trung bình hơn 4 nghìn tấn/tháng; 15.373 tấn bưởi, sản lượng thu hoạch trung bình khoảng 1.500 tấn/tháng từ tháng 7 đến tháng 11, cao điểm trong tháng 12 là 7.826 tấn; 4.600 tấn vú sữa, dự kiến sẽ tập trung thu hoạch vào 2 tháng cuối năm, cao điểm là tháng 12 với sản lượng 4.500 tấn; 15.800 tấn cam sành được thu hoạch từ nay đến cuối năm; 15.535 tấn xoài sẽ được thu hoạch vào tháng 11 và 12; 20.496 tấn chanh cũng được thu hoạch từ nay đến cuối năm.

Đại diện Sở Công Thương các tỉnh thành phía Nam cho biết đã gửi công văn tới Bộ Công Thương, Tổ Công tác phía Nam, Sở Công Thương và Trung tâm Xúc tiến các tỉnh, thành phố với mong muốn được hỗ trợ thông tin, quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản của các tỉnh vào các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối và truyền thống, các doanh nghiệp phân phối và các doanh nghiệp sơ chế, chế biến trên cả nước.

Theo UBND các tỉnh thành phía Nam những ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, các loại nông sản trên địa bàn tỉnh đã gặp khó khăn trong tiêu thụ do hạn chế việc đi lại và vận chuyển. Một số doanh nghiệp và các cơ sở thu mua dừng hoạt động, số đang hoạt động thì thu mua cầm chừng.

Giải cứu bằng cách nào?

Liên quan đến tình hình này Tổ công tác tiền phương của Bộ Công Thương tại TPHCM và các tỉnh phía Nam cho biết đang nỗ lực kết nối các hệ thống siêu thị, nhằm hỗ trợ tiêu thụ trái cây cho địa phương này.

Cụ thể trước mắt các siêu thị Bách Hóa Xanh trên địa bàn TPHCM đang tiêu thụ thanh long Long An với giá chỉ 16.000 đồng/kg. Còn tại Aeon Việt Nam và MM Mega Market cũng đồng hành tiêu thụ thanh long từ tháng 7-2021.

Trong thời gian tới, Tổ công tác tiền phương của Bộ Công Thương tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam cho hay sẽ tiếp tục theo dõi, nắm bắt thông tin và có sự kết nối kịp thời để giúp các địa phương tìm đầu ra cho nông sản.

Để giải bài toán tiêu thụ nông sản, trái cây mùa vụ tại các tỉnh phía Nam đang giãn cách, đại diện 2 doanh nghiệp bưu chính là Vietnam Post và Viettel Post cho hay sẽ tập trung xúc tiến tiêu thụ qua các sàn Postmart.vn, Voso.vn những loại nông sản, trái cây mùa vụ có sản lượng lớn như: nhãn Đồng Tháp, nhãn An Giang, na Tây Ninh, khoai lang tím Vĩnh Long…

Hai doanh nghiệp cũng đang 2 doanh nghiệp đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại địa phương để đảm bảo luồng lưu thông ổn định, tìm đầu ra cho những nông sản có sản lượng lớn như: nhãn Đồng Tháp, nhãn An Giang, khoai lang tím Vĩnh Long, na Tây Ninh...

4242_nong_san_2.jpg

Bên cạnh phương thức trực tuyến qua các sàn, Vietnam Post và Viettel Post còn cho biết sẽ đẩy mạnh tiêu thụ theo phương thức truyền thống: phân phối và bán nông sản tại các bưu cục, điểm bán hàng bình ổn giá.

“Trường hợp luồng vận tải tiếp tục siết chặt hơn để đảm bảo yếu tố phòng, chống dịch Covid-19, chúng tôi sẽ đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, đặc sản tại chính địa phương. Hình thức “đi chợ hộ” bằng cách bán sản phẩm theo combo tại các điểm bán hàng trực tiếp và trên sàn Voso sẽ tiếp tục được áp dụng”, đại diện Viettel Post chia sẻ thêm.

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam và đã tạo được mạng lưới các đầu mối cung ứng nông sản cho TPHCM và các tỉnh. Qua đó, nhiều đơn vị kết nối thông tin và tiến hành giao dịch thành công.

Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện chương trình bán hàng lưu động, bán hàng trực tuyến; thiết lập các vùng đệm để tập kết hàng hóa, cùng các địa phương xác định và xây dựng “luồng xanh”, “vùng xanh” cho nông sản để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đặc biệt là các nông sản có sản lượng lớn, thời vụ thu hoạch, thời gian bảo quản ngắn; và cũng để đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm của người dân tại các địa phương phải áp dụng Chỉ thị 16.

Chúng tối đã có văn bản đề nghị các tỉnh giao quyền chủ động cho các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tạo điều kiện cho nông dân ra đồng, công nhân đến nhà máy sản xuất, giết mổ với phương châm vướng ở đâu gỡ ngay cho người dân, trên nguyên tắc bảo đảm công tác phòng chống dịch.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Theo Tự sản xuất
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hàng triệu tấn nông sản, trái cây mùa vụ phía Nam cần “giải cứu”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO