Báo cáo được đăng tải trên tạp chí Nature Microbiology do Đại học Copenhagen thực hiện.
Theo đó, các nhà khoa học tiến hành xét nghiệm phân của 647 trẻ em 1 tuổi ở Đan Mạch và phát hiện trong tã bẩn chứa một tập hợp vi rút đa dang chủng loại. Trong đó, nhiều loại chưa được khoa học tìm ra. Cụ thể, có đến 10,000 loại từ 248 họ và chỉ có 16 thực thể xuất hiện trong tài liệu y khoa.
Đặc biệt, số lượng vi rút nhiều gấp 10 lần so với lượng vi khuẩn có trong phân của trẻ, 90% số đó có lợi trong việc tăng cường hệ miễn dịch và cân bằng quần thể vi khuẩn trong đường ruột.
Shiraz Shah - nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Triển vọng Copenhagen đưa ra một giả thuyết:
"Trong phân trẻ em tồn tại nhiều loại virus bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ 1 tuổi vẫn còn yếu kém và chưa học được cách 'tách lúa mí khỏi trấu'. Vì vậy, lượng virus này xuất hiện nhằm giúp chống lại các bệnh mãn tính như hen suyễn hay tiểu đường khi trẻ lớn."
"Nếu chúng ta tập trung nghiên cứu về vai trò của vi khuẩn và virus trong hệ miễn dịch sẽ giúp con người tránh được nhiều bệnh tật.", ông Shiraz nói thêm.
Qua dự án lần này, các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho các họ virus mới theo tên của những đứa bé sơ sinh tham gia nghiên cứu, bao gồm Amandaviridae, Benjaminviridae và Irisviridae.