Hàng giả, hàng nhái: Tiêu hủy là chế tài xử phạt mạnh tay

22/04/2023 23:45
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Các mặt hàng nằm trong diện tiêu hủy đều là các sản phẩm kém chất lượng, giả mạo nhãn hiệu, hàng cấm lưu hành và sản phẩm gây hại cho sức khỏe, môi trường.

Các vụ tiêu hủy số lượng lớn hàng vi phạm

Chỉ trong 2 năm qua, lực lượng QLTT trên cả nước đã phát hiện, xử lý hơn 150.000 vụ buôn lậu, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Số lượng hàng hóa lên đến hàng chục ngàn tấn, thu nộp ngân sách nhà nước gần 1.300 tỷ đồng. Số lượng các vụ việc được phát hiện và xử lý đang ngày càng nhiều.

Những tháng cuối năm 2022 và Quý I/2023, số lượng rất lớn hàng hóa vi phạm đã phải tiêu hủy trên địa bàn cả nước. Chỉ cách đây vài ngày, hơn 65 tấn đường cát và trên 8.600 sản phẩm khác là hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phát hiện và thu giữ.

Tất cả số hàng trên vừa bị tiêu hủy dưới sự giám sát của lực lượng chức năng tại Công ty TNHH SX-DV-TM Môi Trường Xanh, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh. Tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy gần 1,7 tỷ đồng. Riêng đối với mặt hàng đường cát trắng sẽ được tiêu hủy bằng hình thức hòa tan, pha loãng sau đó đưa vào hệ thống xử lý nước thải.

Hàng giả, hàng nhái: Tiêu hủy là chế tài xử phạt mạnh tay - Ảnh 1.

Còn trong tháng 3 vừa qua, Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng đã giám sát tiêu hủy 15 tấn hàng không rõ nguồn gốc, trị giá 8,4 tỷ đồng. Hầu hết đều là các sản phẩm tiêu dùng, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, dầu gội đầu, sữa tắm và cả khí bóng cười…

Các mặt hàng nằm trong diện tiêu hủy đều là các sản phẩm kém chất lượng, giả mạo nhãn hiệu, hàng cấm lưu hành và sản phẩm gây hại cho sức khỏe, môi trường. Trong đó, riêng lô hàng nước hoa có giá trị tới khoảng 6 tỷ đồng, lô hàng điện thoại đã qua sử dụng có giá trị gần 1 tỷ đồng.

Cuối năm 2022, vụ việc tiêu hủy lô mỹ phẩm Obagi nhập lậu và thuốc tây không rõ nguồn gốc trị giá gần 20 tỷ đồng được đánh giá là một trong các vụ tiêu huỷ lớn nhất và mạnh tay nhất trong thời gian qua. Bởi số lượng lớn, giá trị hàng hoá cao và là các mặt hàng mỹ phẩm đã đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ tại Việt Nam, các sản phẩm thuốc phòng bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dùng.

Tiêu huỷ là chế tài xử phạt mạnh tay

Có thể thấy, trong số hàng phải tiêu hủy, ngoài những sản phẩm giả, kém chất lượng, cũng có nhiều các mặt hàng có giá trị sử dụng cao bị tiêu hủy có thể là đã lãng phí.

Hàng giả, hàng nhái: Tiêu hủy là chế tài xử phạt mạnh tay - Ảnh 2.

Hiện nay, việc bắt giữ hàng hóa vi phạm là hàng giả, hàng kém chất lượng do nhiều lực lượng chức năng xử lý. Trong đó, Tổng cục Quản lý thị trường, cơ quan thuộc Bộ Công Thương chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, hành lang pháp lý còn thiếu và chưa đồng bộ, dẫn đến các cơ quan quản lý gặp nhiều vướng mắc trong xử lý, tiêu hủy.

Chưa kể đến vấn đề kinh phí, ngân sách phục vụ cho công tác quản lý, giám định, xử lý tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn còn nhiều vướng mắc và hạn chế trong thực tiễn, dù chúng ta đã rất mạnh tay trong công tác chống hàng giả, hàng lậu và vi phạm sở hữu trí tuệ nhưng vẫn còn những vấn đề khác cần được lưu ý thêm để tránh sự lãng phí.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hàng giả, hàng nhái: Tiêu hủy là chế tài xử phạt mạnh tay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO