Hai cặp sinh đôi bị y tá bế nhầm, 27 năm sau mới đoàn tụ: Môi trường giáo dục khiến cuộc sống của 4 người quá cách biệt

15/12/2023 19:31

"Môi trường tiếp thu" tác động nhất định đến cuộc đời của một đứa trẻ, thậm chí quyết định cuộc sống tương lai của trẻ.

Năm 1988, có hai cặp song sinh chào đời cùng ngày tại một bệnh viện ở Colombia. Tuy nhiên, vì sơ suất của y tá nên những đứa trẻ đã bị trao nhầm cho gia đình.

Cặp đôi George và William vốn là anh em ruột thịt, có bố mẹ sinh sống ở thành phố, điều kiện gia đình khá giả. Còn Carlos và Wilbur là hai anh em có bố mẹ là lao động nghèo ở nông thôn. Vì y tá bế nhầm nên vị trí của William và Carlos đã bị tráo đổi. William trở thành con của một gia đình nghèo ở nông thôn, còn Carlos trở thành "cậu ấm" trên thành phố.

Khi trưởng thành, George và Carlos vì được giáo dục tốt từ nhỏ nên có công việc rất tốt. Bản thân Carlos, tuy cùng gen với Wilbur nhưng do thụ hưởng điều kiện sống, nền giáo dục tốt nên phát triển hơn hẳn so với người anh em của mình. Sau khi tốt nghiệp đại học, Carlos làm công việc kế toán.

Còn người anh em thực sự của anh - Wilbur vì hoàn cảnh nghèo khó nên bỏ học từ sớm và trở thành người bán thịt. William cũng bỏ học và đi bán thịt giống "em" mình.

Hai cặp sinh đôi bị y tá bế nhầm, 27 năm sau mới đoàn tụ: Môi trường giáo dục khiến cuộc sống của 4 người quá cách biệt-1
Hai cặp song sinh bị bế nhầm dẫn đến cuộc sống khác biệt sau 27 năm

Câu chuyện có thật của 2 cặp song sinh này đã khiến nhiều người đau lòng và không ngừng suy nghĩ. Có thể thấy rằng, gia đình, cha mẹ, môi trường sống tác động nhất định đến cuộc đời của một đứa trẻ, thậm chí quyết định cuộc sống tương lai của trẻ.

Thực tế, những yếu tố này được gọi là "môi trường tiếp thu", nó bao gồm môi trường gia đình, môi trường giáo dục nhà trường và môi trường văn hóa xã hội. Tất cả ảnh hưởng đến tính cách, hành vi, cảm xúc và khả năng nhận thức của trẻ.

Nhà tâm lý học người Mỹ George Herbert từng nói: "Giai đoạn bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc đời một con người là từ khi sinh ra cho đến năm tuổi". Câu này nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường có được đối với sự phát triển của trẻ em.

Với môi trường gia đình, đây là "ngôi trường" đầu tiên để trẻ lớn lên và ảnh hưởng của nó đối với trẻ là đặc biệt quan trọng. Oprah Winfrey từng nói: "Gia đình đầu tiên trên thế giới này có ý nghĩa rất lớn đối với bạn".

Gia đình êm ấm, hòa thuận quyết định tuổi thơ của đứa trẻ có hạnh phúc hay không. Một môi trường gia đình ấm áp, thoải mái và dễ chịu sẽ mang lại cho trẻ cảm giác an toàn và thân thuộc chưa từng có, đồng thời thúc đẩy trẻ phát triển tính cách tốt, hình thành sự tự tin.

Picasso cũng từng nói: "Tôi đã vẽ rất nhiều bức tranh trong đời, nhưng bức tranh lớn nhất là tuổi thơ của tôi". Câu này giải thích tác động sâu sắc của môi trường gia đình đến sự phát triển của trẻ em.

Bên cạnh đó, môi trường giáo dục nhà trường cũng rất quan trọng đối với sự trưởng thành và phát triển của trẻ.

"Giáo dục là vũ khí mạnh nhất để thay đổi thế giới".

Trong trường học, một môi trường giáo dục tốt có thể kích thích sự hứng thú học tập và sáng tạo của trẻ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển nhận thức và trí tuệ.

Tuy nhiên, môi trường học tập nghèo nàn có thể khiến trẻ cảm thấy chán nản, lo lắng, ảnh hưởng đến động lực học tập và sự ổn định về cảm xúc.

Nhìn chung, ảnh hưởng của môi trường tiếp thu lên trẻ em là rất quan trọng. Như Martin Luther King đã nói: "Giáo dục một đứa trẻ không chỉ là giáo dục bản thân nó mà còn là giáo dục toàn thể xã hội".

Chúng ta nên cùng nhau tạo ra một môi trường tốt để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và hạnh phúc của mọi trẻ em, để các em có thể trở thành những tài năng có ích cho xã hội.

Theo Phụ nữ mới

Theo tintuconline.com.vn
https://tintuconline.com.vn/lam-me/hai-cap-sinh-doi-bi-y-ta-be-nham-27-nam-sau-moi-doan-tu-moi-truong-giao-duc-khien-cuoc-song-cua-4-nguoi-qua-cach-biet-n-585379.html
Copy Link
https://tintuconline.com.vn/lam-me/hai-cap-sinh-doi-bi-y-ta-be-nham-27-nam-sau-moi-doan-tu-moi-truong-giao-duc-khien-cuoc-song-cua-4-nguoi-qua-cach-biet-n-585379.html
Bài liên quan
  • Nhật ký người mẹ có con tự kỷ
    Mẹ không tha thứ cho mình Chỉ vì những bất cẩn của mẹ, con đã phải trả giá quá đắt. Nhìn đôi mắt con vô hồn, lơ đãng, thờ ơ, mẹ luôn tự dằn vặt mình. Giá như mẹ quan tâm hơn đến con thì đâu đến nỗi…
  • Cần những chính sách bảo trợ xã hội chuyên biệt
    Trẻ tự kỷ là một nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội, cần được hưởng các chính sách bảo trợ xã hội chuyên biệt nhằm bảo vệ quyền lợi và sự phát triển của các em. Các chính sách bảo trợ xã hội cho trẻ và gia đình trẻ tự kỷ trên thế giới có thể được xếp thành một “phổ”, trong đó một số quốc gia có mô hình hoàn thiện và phát triển hơn hẳn như Mỹ và Trung Quốc.
  • Hãy cho phép mình vui
    Nếu bản thân không phải là một phụ nữ hạnh phúc, làm sao bạn có được một gia đình hạnh phúc?
  • Đàn ông đi chợ nấu cơm - bình thường thôi
    Đàn ông đi chợ, nấu cơm hay làm việc nhà là chuyện bình thường. Quan niệm như thế nên anh vô tư trước những lời bình phẩm của đám đông.
  • Mẹ ơi, một khóm dong riềng
    Nhìn chùm hoa dong riềng nở đỏ lấp lánh trong vườn dưới màu nắng mai, ta mơ màng thấy bóng mẹ ta với đôi quang gánh đang tảo tần. .
  • Xé tờ lịch cuối năm ai không bồi hồi
    Năm 2024 qua đi, khép lại một nửa thập niên và bắt đầu một nửa của thập niên mới, không ít người buồn trách thời gian sao nhanh quá!
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hai cặp sinh đôi bị y tá bế nhầm, 27 năm sau mới đoàn tụ: Môi trường giáo dục khiến cuộc sống của 4 người quá cách biệt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO