Hà Nội siết chặt giấy đi đường: Thêm thủ tục để hạn chế người ra đường có thể tăng thêm nguy cơ lây nhiễm?

MINH AN| 09/08/2021 20:00

Ngoài giấy đi dường, người dân còn phải xuất trình kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Tối 8/8, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền ra công văn về việc siết chặt cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội.

Trong đó, người đi đường cần xuất trình các giấy tờ: Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Sáng 9/8, các chốt kiểm dịch kiểm tra giấy đi đường trở nên ùn ứ, tập trung hàng trăm người đi đường khiến nhiều chốt phải tiến hành xả chốt.

Nhiều người cho rằng giấy đi đường chỉ cần cơ quan, đơn vị làm theo mẫu mà thành phố ban hàng là được. Việc yêu cầu người đi đường có thêm lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thậm chí cần xác nhận của chính quyền phường là không hợp lý.

giay-di-duong1.jpeg
Nhiều tuyến đường ù ứ vì kiểm tra giấy đi đường (ảnh:Zing.vn)

Anh Phong Việt (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng việc hạn chế người dân ra đường chỉ cần tuyên truyền tốt, yêu cầu có giấy của cơ quan đóng dấu theo mẫu của thành phố là được không cần lịch trực, xác nhận qua phương.

“Chẳng ai ra đường nếu không thực sự cần thiết đâu. Đi chơi chẳng có chỗ, đi đến nhà người khác cũng không tiếp. Thành phố vừa ban hành văn bản siết chặt yêu cầu về giấy đi đường, vậy là sáng thứ 2 người dân nườm nượp ra đường thậm chí ùn tắc ở các chốt kiểm soát dịch như vậy còn nguy hiểm hơn. Tại sao cái giấy đi đường thêm dấu của UBND phường + lịch làm việc + văn bản phân công nhiệm vụ không gom làm thành 1 cái hoặc áp dụng công nghệ cho người dân đỡ bất tiện", anh Phong Việt nói.

giay-di-duong3.jpeg
Sáng 9/8 người dân ra đường quá đông và thiếu thủ tục về giấy đi đường khiến nhiều trạm kiểm dịch ùn tắc nghiêm trọng

Trong khi đó, làm việc trong một siêu thị lớn tại Hà Nội, chị Lê Hồng Nhung (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biệt chị rất vất vả khi phải ra phường xin xác nhận đi đường cho hơn 100 nhân viên trong siêu thị của mình.

“UBND cấp xã, phường chiều 9/8 trở nên quá tải khi nhiều người đến xin cấp giấy đi đường. Dù đầy đủ thủ tục nhưng tôi được hẹn ngày mai quay lại lấy giấy đi đường. Cấp phường, xã không thể kiểm soát được hoạt động của các cơ quan, đơn vị, nhất là các công ty trên địa bàn." - Chị Nhung cho biết.

Theo chị Nhung, thực tế có nhiều công ty đăng ký trên địa bàn này nhưng lại hoạt động trên địa bàn khác. Việc bắt buộc dân phải có thêm 1 đống giấy tờ khi ra đường khiến người dân đổ xô lên phường, tập trung đông người, sẽ cực kỳ nguy hiểm cho công tác phòng chống dịch. Đó là chưa kể việc kiểm soát người dân ra vào tại các chốt kiểm soát cũng vô cùng khó khăn khiến nhiều chốt phải tiến hành xả trạm.

giay-di-duong4.jpeg
Người dân xếp hàng dài xin giấy đi đường tại UBND phường nhưng lại được hẹn hôm sau mới đến lấy (ảnh: VNE)

Trên trang facebook cá nhân, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng sở dĩ Hà Nội phải lập chốt và "siết" kiểm tra giấy đi đường vì một số người dân không tự giác thực hiện quy định.

"Vấn đề ở đây là tình trạng ùn ứ vì kiểm tra giấy đi đường sẽ rất nguy hiểm, nếu có F0 là một trong số những người tham gia giao thông hoặc là người giữ chốt", ông Nhung nói.

"Cơ quan tôi có bạn đi làm mang theo giấy đi đường của bệnh viện, về làng bảo phải có giấy hồng của làng. Bạn vào gặp, xuất trình giấy tờ cho người cấp giấy hồng xem xét, hai ngày sau nhận được thông tin ông ấy là F0. 12h đêm qua xe của bệnh viện phải tức tốc đến lấy mẫu và may là kết quả âm tính" - PGS Nguyễn Viết Nhung kể.

Nhiều người cũng đồng tình việc quy trách nhiệm cho người đứng đầu các cơ quan, công sở, doanh nghiệp ký giấy cho cán bộ, công nhân viên dưới quyền đã được quy định rõ ràng.

Việc thêm một "giấy phép con" qua cấp phường sẽ dẫn đến người có nhu cầu lưu thông lại phải thêm một bước tập trung ở phường để hoàn thiện giấy tờ.

Điều này vừa tăng thêm việc cho ủy ban phường và cũng sẽ không đảm bảo quy định về giãn cách, phòng chống dịch bệnh khi số người tập trung quá đông vào một thời điểm.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội siết chặt giấy đi đường: Thêm thủ tục để hạn chế người ra đường có thể tăng thêm nguy cơ lây nhiễm?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO