Nằm ngay giữa lòng phố cổ,
chợ hoa
Hàng Lược được coi là chợ hoa lâu đời nhất tại Hà Nội. Mỗi năm, chợ chỉ họp duy nhất một dịp, bắt đầu từ 23 - 30 tháng Chạp. Ảnh: Baotintuc
Phiên chợ kéo dài từ đoạn giao phố Gầm Cầu đến phố Chả Cá, khiến con đường vốn đã sầm uất ngày thưng càng thêm đông đúc hơn. Ảnh: Hanoimoi
Chợ hoa tết Hàng Lược nổi tiếng với hàng ngàn loài hoa đẹp nhất, tươi nhất đến từ các vùng trồng hoa nổi tiếng. Ảnh: Lao động
Chợ hoa Quảng Bá là một trong những chợ hoa đầu mối lớn nhất Hà Nội, thường họp từ khoảng 3h - 7h sáng. Những ngày cận Tết Nguyên đán, khu chợ ven đường Âu Cơ luôn tấp nập cả ngày lẫn đêm. Ảnh: Lao động
Chợ không chỉ hút khách là người dân nội thành Hà Nội mà còn cả những người dân đến từ các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh…Ảnh: Phunuvietnam
Mặt hàng chính tại chợ vẫn là các loại hoa để cắm, với nhiều chủng loại khác nhau. Hoa ở đây có nguồn gốc từ làng Tây Tựu, Mê Linh, Nhật Tân… Ảnh: Thuongtruong
Tháng 12 âm lịch hàng năm, chợ đào trên đường Lạc Long Quân lại họp để phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán. Đây là chợ đào lớn nhất Hà Nội, dài khoảng 2km. Ảnh: VTV
Chợ chủ yếu bán và cho thuê gốc đào. Các gốc đào ở đây đều có giá từ vài triệu đồng đến cả trăm triệu đồng. Riêng giá cho thuê một gốc đào cổ đã lên tới vài chục triệu đồng. Ảnh: Chinhphu
Từ lâu, đoạn phố kéo dài từ dốc Bưởi đến đường Hoàng Hoa Thám đã được biết đến như một trong những chợ hoa Tết nổi tiếng ở Hà Nội. Ảnh; VTV
Chợ hoa ở đây họp quanh năm nhưng nhộn nhịp nhất là những ngày giáp tết. Đây là một chợ hoa rực rỡ sắc màu, thơm ngát mùi hương của hàng ngàn loài hoa khác nhau với giá khá rẻ. Ảnh: VTCNews
Ngay từ đầu tháng 12 Âm lịch, chợ hoa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) bắt đầu nhộn nhịp người mua - bán. Đặc biệt, các loại hoa hội tụ về đây rất đa dạng. Ảnh: Dautuvietnam
Trong đó, nhiều nhất là phong lan, địa lan, hoa hồng, quất cảnh, dạ yến thảo,…Ảnh: Dautuvietnam
(Theo Tri Thức và Cuộc Sống)