Hà Nội lên tiếng việc chậm xử lý chung cư biến tầng kỹ thuật thành căn hộ và văn phòng
Đình Phong|15/12/2023 13:21
UBND TP Hà Nội cho biết, chủ đầu tư chung cư Cảnh sát 113 phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy) có hàng loạt vi phạm trật tự xây dựng như biến tầng kỹ thuật thành văn phòng, căn hộ để bán... Tuy nhiên, đến nay các vi phạm tại dự án chưa được giải quyết, xử lý dứt điểm.
Cử tri quận Cầu Giấy mới đây đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vi phạm về trật tự xây dựng, bàn giao diện tích sử dụng chung của chủ đầu tư và thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy đã được phê duyệt đối với Chung cư Cảnh sát 113 phường Yên Hòa.
Về vấn đề này, UBND TP cho biết, dự án khu nhà ở chiến sỹ cảnh sát trật tự Công an TP Hà Nội (Chung cư Cảnh sát 113) tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy do Công ty TNHH Thăng Long làm chủ đầu tư.
Dự án được UBND TP chấp thuận đầu tư vào tháng 11/2007, Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng vào tháng 6/2007 và điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng tại Văn bản số 1363 ngày 16/6/2009 với quy mô khối cao tầng 18 tầng + tầng mái + tầng KT thang máy.
Công trình nhà chung cư khởi công xây dựng năm 2008, hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2012, hiện trạng tòa nhà 18 tầng + tầng mái + tầng kỹ thuật thang máy và 2 tầng hầm.
Theo UBND TP Hà Nội, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, Công ty TNHH Thăng Long đã có loạt vi phạm trật tự xây dựng.
Cụ thể, đối với chung cư cao tầng, tại tầng kỹ thuật xây ngăn chia thành 15 phòng (trong đó có 03 phòng vệ sinh) kết cấu tường gạch trên diện tích 678m2 (sử dụng làm văn phòng).
Chủ đầu tư cũng bố trí 3 căn hộ tại tầng kỹ thuật mái.
Ngoài ra, chủ đầu tư xây dựng nhà kết cấu bê tông cốt thép 3 tầng diện tích 54m2 tại khu vực theo bản vẽ tổng mặt bằng được Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận có ký hiệu KT- Trạm biến thể dự kiến.
Liên quan đến sai phạm của chủ đầu tư, UBND TP Hà Nội đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện việc xử lý vi phạm tại dự án trong đó xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết, xử lý của UBND quận Cầu Giấy.
Đồng thời, Sở Xây dựng đã có nhiều văn bản tổng hợp, báo cáo UBND TP và đôn đốc, đề nghị UBND quận Cầu Giấy, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ - Công an TP nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý theo thẩm quyền và quy định.
Cũng theo UBND TP Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy đã ban hành thông báo giao UBND phường Yên Hòa chủ trì, phối hợp với Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận tổ chức thực hiện xử lý dứt điểm vi phạm tại dự án. Tuy nhiên qua thu thập thông tin đến nay các vi phạm tại dự án chưa được giải quyết, xử lý dứt điểm.
Trong quá trình giải quyết vụ việc, Sở Xây dựng nhận được các đơn kiến nghị của cư dân chung cư Cảnh sát 113, phường Yên Hòa trong đó phản ánh các vi phạm của Công ty TNHH Thăng Long.
Thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, Sở Xây dựng đã có Báo cáo UBND TP. Đồng thời chuyển các nội dung đơn liên quan đến UBND quận Cầu Giấy, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ - Công an TP để xem xét, giải quyết theo quy định.
"Căn cứ quy định quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP và các nội dung chỉ đạo của UBND TP về xử lý các vi phạm tại dự án, Sở Xây dựng có trách nhiệm tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn UBND quận Cầu Giấy giải quyết, xử lý dứt điểm vi phạm tại dự án theo quy định", UBND TP Hà Nội thông tin.
Ô đất số 21 Đông Các (quận Đống Đa, Hà Nội) được điều chỉnh thành hỗn hợp (văn phòng giao dịch và khách sạn) với diện tích xây dựng là 493m2, mật độ xây dựng 69,9%; tầng cao trung bình 7 tầng...
Trong thời gian chờ điều chỉnh bảng giá đất mới, thành phố Hà Nội chấp nhận áp dụng giá đất tại Bảng giá đất ban hành kèm theo Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019.
Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) nêu băn khoăn, trăn trở của cử tri trước thực trạng giá bất động sản phi mã khiến khiến lao động, công chức “không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà”.
Trong tháng 10/2024, nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Riêng với đất nền, lượt tìm kiếm tăng 14% so với tháng trước và tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hà Nội vừa điều chỉnh tên người sử dụng đất dự án Khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng từ Công ty TNHH Đầu tư và phát triển DIA – Hà Tây thành Công ty cổ phần Đầu tư DIA. Dự án này có tổng vốn đầu tư hơn 1.974 tỷ đồng, với 626 biệt thự thấp tầng.
Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NOXH) giai đoạn 2021 - 2030 hiện chỉ có 79 dự án hoàn thành với 42.414 căn hộ. Nguyên nhân đến từ vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục và thực thi, mỗi địa phương thực hiện một kiểu.
Ngày 21/11, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay YAK-130.
Ngày 18/11/2024, Chủ đầu tư TUTA Group chính thức ra mắt 171 căn dinh thự thương mại Royal Mansion sở hữu vị trí vàng tại ngã 6 trung tâm TP Bắc Giang. Royal Mansion khẳng định năng lực, tâm huyết kiến tạo công trình biểu tượng của TUTA Group, góp phần thay đổi diện mạo đô thị Bắc Giang vươn tầm quốc tế.
Đội SOS Quảng Nam mang theo xuồng máy, tàu lặn chuyên nghiệp hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu hộ 2 nạn nhân mất tích sau vụ ô tô chở rác bị rơi khỏi cầu treo ở Thừa Thiên Huế.
Photobooth, thường được gọi là chụp ảnh Hàn Quốc, từng nổi đình đám 15 năm trước rồi bị lãng quên dần, gần đây bỗng bùng nổ thành một "hot trend" trong giới trẻ.
Không phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
Các thực tập sinh phải trả giá bằng sức khỏe tuổi thanh xuân để trở thành ngôi sao Kpop. Sau nhiều năm, cơ thể họ kiệt quệ vì chế độ ăn kiêng và tập luyện phản khoa học.
Trước đây, cá sống được người dân ở Vĩnh Phúc sơ chế sạch và đem ủ với thính để muối chua nhằm kéo dài thời gian bảo quản. Lâu dần, món ăn này trở thành đặc sản có vị lạ miệng, hút khách thập phương.
Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
Với nền kinh tế đa dạng, cơ sở hạ tầng tiên tiến và vị trí chiến lược tại trung tâm ASEAN, Malaysia được coi là cửa ngõ cho các doanh nghiệp muốn tận dụng tiềm năng của thị trường khu vực.