Hạ đường huyết sau ăn

24/04/2023 14:04
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Hạ đường huyết sau ăn (còn gọi là hạ đường huyết phản ứng) không liên quan tiểu đường, với triệu chứng run rẩy, loạn nhịp tim, nặng có thể dẫn đến co giật.

Tình trạng này thường xảy ra trong 4 giờ sau ăn, có thể là dấu hiệu của tiền tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, có thể do tiền sử phẫu thuật dạ dày.

Các triệu chứng của hạ đường huyết sau ăn có thể từ nhẹ đến nặng, hiếm khi đe dọa tính mạng. Một số triệu chứng thường gặp như: run rẩy, mất kiểm soát cơ bắp; tim đập loạn nhịp; lo lắng, bồn chồn, cáu gắt hoặc hoảng loạn; ngứa ran miệng; đổ mồ hôi; đau đầu; mệt mỏi; không có khả năng tập trung, buồn nôn, nôn; chóng mặt.

Cảm giác hạ đường huyết sau ăn có thể khác nhau ở từng người và từng đợt ở cùng một người. Nếu đường huyết giảm nghiêm trọng có thể gây ra các triệu chứng như lú lẫn, thay đổi trong hành vi, nói lắp, khó khăn chuyển động, nhìn mờ hoặc nhìn đôi, co giật, mất ý thức. Nếu có các triệu chứng này, người bệnh cần được nhanh chóng được đến bệnh viện cấp cứu.

Hạ đường huyết sau ăn khi lượng đường trong máu thấp dưới 70 mg/dL. Ảnh: Freepik

Hạ đường huyết sau ăn khi lượng đường trong máu thấp dưới 70 mg/dL. Ảnh: Freepik

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do ăn các bữa ăn có hàm lượng carbohydrate cao, dẫn đến hormone insulin và glucagon không thể điều chỉnh lượng đường trong máu ở mức cân bằng. Đôi khi, nguyên nhân của hạ đường huyết sau ăn không rõ ràng. Đường huyết giảm thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu của một số tình trạng sức khỏe chưa được chẩn đoán như bệnh addison, xơ nang, viêm tụy mạn tính, ung thư tuyến tụy...

20210611_085307_601603_benhgi-chi-so-duong.max-1800x1800.png
ảnh: internet

Khi bị hạ đường huyết sau ăn, người bệnh có thể thực hiện "quy tắc 15-15", nghĩa là ăn 15 g carbohydrate tác dụng nhanh và kiểm tra lượng đường trong máu sau ăn 15 phút. Nếu mức đường huyết vẫn dưới 70 mg/dL, ăn thêm một suất nữa và kiểm tra lại sau 15 phút cho đến khi trên 70 mg/dL. Các loại carbohydrate tác dụng nhanh như: nửa quả chuối, một muỗng canh siro hoặc mật ong, nửa cốc nước ép trái cây (nước cam), glucose gel (một ống nhỏ), 3-4 viên nén glucose, hai muỗng canh nho khô, một ly sữa không béo, một muỗng canh đường hoặc năm viên đường... Khi các triệu chứng đã giảm, người bệnh nên ăn một bữa ăn nhẹ để ngăn lượng đường trong máu tăng vọt hoặc giảm trở lại.

Để phòng ngừa, mọi người nên có chế độ ăn uống cân bằng gồm protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và sữa ít béo. Hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao vì khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, sau đó lại giảm nhanh. Ăn các bữa nhỏ, thường xuyên gồm chất xơ và protein; tránh uống rượu khi bụng đói và tránh các loại đồ uống có đường.

Mọi người nên tập thể dục thường xuyên. Hoạt động thể chất làm tăng lượng glucose hấp thụ từ máu, giúp ổn định mức insulin. Người mới bắt đầu tập luyện nên tăng dần cường độ hoạt động. Người bệnh nên tham khảo bác sĩ để có chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hạ đường huyết sau ăn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO