Giúp con giảm hội chứng lo sợ sau giãn cách, vui vẻ bắt nhịp bình thường mới

21/09/2021 12:44

Sau thời gian giãn cách, khi quay lại lớp học, trẻ có thể rơi vào hội chứng lo sợ xa cách, không muốn xa bố mẹ. Tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A chia sẻ với phụ huynh 2 cách đơn giản giúp trẻ ổn định tâm lý.

Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 2 tuổi, việc quay lại nhịp sống cũ: đến trường, bố mẹ phải đi làm… khi chuyển sang trạng thái “bình thường mới” sau thời gian dài giãn cách xã hội có thể khiến trẻ lo lắng và bất hợp tác.

TS. Tô Nhi A lý giải: “Thời gian ở nhà giãn xã hội cách vài tháng đủ để trẻ quen với việc có bố mẹ bên cạnh 24/24. Mọi sinh hoạt đều thực hiện trong nhà, đồng thời, sự kết nối với: người thân, thầy cô, bạn bè… bị gián đoạn do khoảng cách địa lý. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy bố mẹ và không gian gia đình là nơi an toàn duy nhất. Do đó, khi phải trở lại trường lớp, trẻ có khả năng rơi vào hội chứng lo sợ xa cách, với biểu hiện là bám chặt lấy mẹ và khóc khi mẹ rời đi. Muốn trẻ sớm vượt qua và thích nghi với nhịp sống mới, mẹ cần phải có sự hỗ trợ thích hợp.”

giup-con-giam-hoi-chung-lo-so-sau-gian-cach-vui-ve-bat-nhip-binh-thuong-moi.jpg
 Trải qua thời gian dài giãn cách xã hội, trẻ đã quen với nếp sinh hoạt ở nhà cũng như sự gắn bó 24/24 với bố mẹ nên sẽ dễ bị “sốc” khi phải quay lại trường

Theo TS. Tô Nhi A, dưới đây là 2 cách đơn giản để ổn định tâm lý trẻ khi rơi vào trường hợp này.

Tập cho trẻ làm quen lại với thời gian biểu ở trường


TS. Tô Nhi A phân tích: “Ở nhà quá lâu, trẻ đã quen với việc: dậy trễ hơn, ăn uống thoải mái hơn, ngủ trưa nhiều hơn… nên sẽ khó lập tức theo kịp thời gian biểu ở trường. Do đó, mẹ nên dành ra ít nhất khoảng 10 ngày để tập cho con làm quen lại với lịch sinh hoạt mới. Ví dụ, cho trẻ ngủ sớm, sáng gọi dậy vào khung giờ đi học, trưa cho con ngủ và dậy theo chế độ sinh hoạt ở trường… Quan trọng phụ huynh phải tạo được không khí vui vẻ, cho trẻ biết sắp quay lại trường để con chuẩn bị tâm lý”.

“Mẹ hãy lắng nghe và trò chuyện một cách nhẹ nhàng với con, đừng ra lệnh hay hù dọa. Có như vậy, trẻ mới cảm thấy mình đang ở thế chủ động, trẻ sẽ cởi mở hơn, không sinh tâm lý bài xích hay sợ hãi trường học”, vị chuyên gia cho biết thêm.

Khuyến khích trẻ tâm sự chuyện trường lớp mỗi ngày


Tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A chia sẻ: “Để giúp trẻ sớm mở lòng và nhanh chóng hòa nhập với nhịp trường lớp, tôi thường khuyên các mẹ hãy tâm sự với con vào giờ tắm, sau giờ ăn, trước khi ngủ...”.

Lúc này, phụ huynh có thể đặt những câu hỏi gợi mở như: “Con sẽ chuẩn bị dụng cụ học tập gì?”, “Con sẽ kể chuyện về đợt nghỉ vừa rồi cho bạn nào nghe?”, “Hôm nay có ai giơ tay phát biểu không con?”, “Thầy cô hôm nay có cho mình chơi trò chơi gì khi học không nhỉ?”… để con tự nhiên bộc bạch suy nghĩ trong lòng, đồng thời giúp con nhìn thấy những điều tích cực khi được quay lại trường học.

giup-con-giam-hoi-chung-lo-so-sau-gian-cach-vui-ve-bat-nhip-binh-thuong-moi-1.jpg

Ngoài ra, vẽ tranh cũng là một trong những hoạt động vừa kết nối mẹ và trẻ sau những giờ học ở trường, vừa kích thích khả năng sáng tạo, sự hiểu biết về thế giới của trẻ.

Giúp con thư giãn trong giờ tắm

Trong những thời điểm phù hợp để tâm sự cùng trẻ chuyện trường lớp, TS. Tô Nhi A “ưu ái” giờ tắm hơn cả. Vị chuyên gia giải thích: “Vì đây là lúc trẻ được ở riêng với mẹ, nên sẽ giảm đi tâm lý phòng bị, tinh thần trẻ theo đó cũng thả lỏng và thư giãn hơn”.

Giờ tắm không chỉ để mẹ làm sạch cơ thể bé, mà còn là thời điểm giúp mẹ hiểu bé hơn. Song song với việc trò chuyện và cùng trẻ chơi những trò chơi sáng tạo trong giờ tắm, TS. Tô Nhi A lưu ý phụ huynh nên chọn loại sữa tắm phù hợp với lứa tuổi của con; có mùi hương dễ chịu, bao bì bắt mắt để bé cảm thấy hứng thú hơn; ngoài ra không quên công dụng làm sạch và giúp da bé ẩm mịn.

giup-con-giam-hoi-chung-lo-so-sau-gian-cach-vui-ve-bat-nhip-binh-thuong-moi-2.jpg
 Trè sẽ lớn rất nhanh nên mẹ hãy tranh thủ thời gian ở bên cạnh trẻ để tạo được thật nhiều kỷ niệm đẹp giữa mẹ và trẻ nhé.
  • Hai lưu ý giúp phòng tránh căn bệnh gây tử vong nhiều hơn ung thư
    Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong đó gần 10% là người trẻ. Đây là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn cả ung thư.
  • 5 loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa gây tích tụ mỡ nội tạng
    Chất béo chuyển hóa được nhiều người coi là một trong những loại chất béo không tốt cho sức khỏe nhất. Việc tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa trong thời gian dài có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và tích tụ mỡ nội tạng.
  • 4 loại nước uống thanh lọc phổi hiệu quả
    Thanh lọc phổi có thể là một phần quan trọng của quy trình chăm sóc sức khỏe đặc biệt đối với những người sống trong môi trường ô nhiễm hoặc làm việc trong môi trường có hại. Dưới đây là bốn loại nước uống có thể giúp thanh lọc phổi hiệu quả.
  • Bí quyết bảo vệ làn da khi đi du lịch vào mùa hè
    Mùa hè là thời điểm lí tưởng để du lịch, nhưng khi tham gia các hoạt động ngoài trời dưới cái nắng gay gắt, việc chăm sóc làn da trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
  • 6 trường hợp người cao tuổi không nên uống sữa
    Sữa rất giàu vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K, cũng như giàu khoáng chất, đặc biệt là canxi, phốt pho, sắt và iốt. Tuy nhiên, với một số trường hợp người cao tuổi - uống sữa lại ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và sức khỏe.
  • 3 cách bổ sung hạt chia để giảm mỡ nội tạng
    Thói quen ăn uống không lành mạnh ngoài việc gây khó khăn khi giảm mỡ bụng, còn làm gia tăng mỡ nội tạng và các vấn đề về sức khỏe. Hạt chia giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong ruột, từ đó giúp giảm mỡ nội tạng. Do đó, chúng ta cần bổ sung hạt chia vào chế độ ăn uống.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Giúp con giảm hội chứng lo sợ sau giãn cách, vui vẻ bắt nhịp bình thường mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO