Giáo hoàng Benedict XVI: Từ 'lính Đức Quốc xã' đến nhà tư tưởng uyên bác của Giáo hội Công giáo

Bình An| 01/01/2023 13:01

Ngày thoái vị, Giáo hoàng Benedict XVI đã khiêm nhường với một tâm thư cho các tín hữu, có đoạn: 'Tôi chỉ đơn giản là một người lữ hành đang bắt đầu chặng cuối cùng của cuộc hành trình. Anh chị em hãy cùng tôi tiến bước với Chúa, vì lợi ích của Giáo hội và thế giới'.

Theo người phát ngôn của Văn phòng báo chí Tòa thánh Vatican Matteo Bruni, thi hài Giáo hoàng Benedict sẽ được đặt tại Quảng trường Thánh Peter và tang lễ diễn ra vào ngày 5/1/2023 do Giáo hoàng Francis chủ trì, bắt đầu lúc 9 giờ 30.

25.jpg

Giáo hoàng danh dự Benedict XVI (2005-2013) là giáo hoàng thứ 265, đăng cơ ở tuổi 78, là vị chủ chăn lớn tuổi thứ 2 trong lịch sử và là người Đức thứ 9 được bầu làm người lãnh đạo cao nhất của Giáo hội Công giáo La Mã. Ông tên khai sinh là Joseph Aloisius Ratzinger sinh ngày 16/4/1927 tại Marktl thuộc bang Bavaria của Đức.

1.jpg
Bức ảnh gia đình Joseph Ratzinger (ngoài cùng bên trái) chụp năm 1938 cùng anh trai Georg; bà mẹ Maria và chị gái và cha. Ảnh: Germany Catholic Agency.

Ông là con út trong gia đình có ba người con. Anh trai ông, Georg Ratzinger cũng là một linh mục và có ảnh hưởng nhất định đến việc linh hướng ông bước vào đời sống tu trì. Một chi tiết thú vị trong cuộc đời ông là ở tuổi 14, khi nước Đức bị cai trị bởi chế độ của Adolf Hitler, Joseph Ratzinger bị cưỡng ép gia nhập tổ chức thanh niên của Đức quốc xã. Đây là một tổ chức cưỡng ép các thanh thiếu niên tại Đức phải tham gia. Sau đó ông trở thành một quân nhân của lực lượng Phòng không.

2.jpg

Bức ảnh này được chụp vào năm 1943, khi ông bị quân đội Đức bắt lính, sau đó đào ngũ và bị Quân đội Hoa Kỳ bắt làm tù binh. Ảnh:  AFP / Getty

Thực tế Ratzinger là người chống chủ nghĩa phát xít, tuyên bố Hitler là ‘kẻ thù của Chúa Giê-Su’. Gia đình Ratzinger chống Quốc xã. Cha ông vốn là một cảnh sát, đã lập ra một tờ báo chống Đức quốc xã mà người bạn kiêm biên tập viên Fritz Gerlich đã bị sát hại. Một người em họ 14 tuổi của Ratzinger mắc hội chứng Down đã bị Đức quốc xã bắt đi và chết ngay sau đó.

3.jpg
Linh mục Ratzinger  cử hành thánh lễ ngoài trời gần Ruhpolding, Đức, năm 1952. Ông được thụ phong linh mục năm 1951. Ảnh: AFP/Getty Images

Trong cuốn hồi ký “Những cột mốc” của mình, đức Benedict XVI kể lại rằng ông và người anh trai Georg đều muốn trở thành chủng sinh. Khi các lãnh đạo SS cho gọi Ratzinger và những người lính khác đến một cuộc họp kiểu tuyển mộ, ông mạnh dạn bày tỏ mong muốn trở thành linh mục và bị tất cả chế giễu và lăng mạ.

4.jpg
Bức ảnh năm 1959 của Linh mục Joseph Ratzinger, khi ông là giáo sư Triết học và thần học tín lý tại ĐH  Freising (Đức). Ông giảng dạy tại nhiều trường đại học khác nhau cho đến năm 1969. Ảnh: AFP/Getty Images

Trong những tháng cuối cùng của Thế chiến thứ II, Ratzinger đào ngũ và theo đuổi đời sống tu trì khi gia nhập Chủng viện St Micae ở quê nhà Traunstein, sau đó theo học tại Đại học Ludwig-Maximilian ở Munich. Từ năm 1946, ông học về triết học và thần học tại ĐH Munich, rồi học cao học tại Freising. Hai anh em Ratzinger cùng được thụ phong linh mục năm 1951.

5.jpg

Giám mục Ratzinger là 1 trong 5 tân Hồng Y được Giáo hoàng Paul VI tấn phong vào tháng 6 năm 1977. Ảnh: Hulton Archive

Ratzinger nổi bật về khả năng học thuật khi tham gia giảng dạy về Triết học và Thần học tại các trường ĐH của Đức: Bonn, Freising, Tübingen, Munster v..v. Sự uyên bác là điều khiến ông được đánh giá rất cao trong giáo hội Đức và có ảnh hưởng nhất định tại Vatican, ngay khả khi chưa đăng cơ Giáo hoàng.

6.jpg

Tổng Giám mục Ratzinger được cháo đón ở Munich năm 1977. Ảnh Getty Images

Trong chuyến thăm Mỹ năm 2008, đức Benedict XVI đã gọi Đức Quốc xã là “một chế độ nham hiểm và ngạo mạn khi nghĩ rằng có mọi câu trả lời”: “Ảnh hưởng của nó ngày càng lớn - xâm nhập vào trường học và các cơ quan dân sự, cũng như chính trị và thậm chí cả tôn giáo - trước khi nó được xem là con quỷ”.

7.jpg
Hồng Y Ratzinger cầu nguyện cùng Mẹ Teresa Calcutta vào tháng 9 năm 1978.

Linh mục Ratzinger thăng tiến rất nhanh. Ông được tấn phong Giám mục và trở thành Tổng Giám mục Munich và Freising năm 1977. 95 ngày sau, Gi áo hoàng Paolo VI đã tấn phong ông thành Hồng Y. Đây là trường hợp đặc biệt nhất và thăng tiến nhanh nhất trong lịch sử Hồng Y đoàn Giáo hội Công giáo.

8.jpg
Giáo hoàng John Paul II vài ngày sau khi trở thành Giáo hoàng đã chào đón Hồng Y Ratzinger , tháng 10/1978. Bức ảnh như sự sắp đặt về một cuộc kế nhiệm trong tương lai. Ảnh: Eric Marrapodi/CNN

Việc tấn phong Hồng Y lúc đó được cho là bởi giáo triều Roma đánh giá rất cao trình độ học thuật Thần học của ông, bỏ qua việc ông còn ít kinh nghiệm mục vụ trên cương vị Tổng Giám mục.

Ông còn là Hồng Y niên trưởng của Hồng Y đoàn và được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo lý và Đức tin, cơ quan quan trọng bậc nhất của Vativan. Với khả năng học thuật và kiên định với các giá trị truyền thống của Kito giáo, ông được tin tưởng đứng đầu cơ quan có trách nhiệm củng cố và duy trì đức tin cho giáo hội hoàn vũ.

9.jpg
Giáo hoàng John Paul II ký Bộ giáo luật Công giáo La Mã mới vào năm 1983. Hồng Y Ratzinger đừng thứ hai từ phải sang, ông chỉ là cố vấn thần học chính của Giáo hoàng khi đó. Ảnh: Bettmann/Getty

Các bài viết của ông chủ yếu đề cập đến việc bảo vệ đức tin Công giáo, triết học và thần học. Từ khi bước vào đời sống tu trì đến khi là lãnh đạo cao nhất của Giáo hội Công giáo, ông kiên định gìn giữ các giá trị truyền thống của Công giáo, ủng hộ việc quay trở lại các giá trị cơ bản của Kito giáo, chống lại sự gia tăng thế tục hóa trong đời sống của các nước phương Tây.

11.jpg

Benedict chào một người lính tại Munich vào năm 1997. Trước đó, ông đã cử hành lễ kỷ niệm 20 năm tấn phong giám mục của mình. Ảnh: Frank Mächler

Ông coi việc phủ nhận chân lý khách quan, phủ nhận chân lý luân lý sẽ là vấn đề trung tâm trong đời sống của thế kỷ 21. Chủ thuyết của ông tập trung vào tầm quan trọng của Giáo hội và sự hiểu biết về ‘tình yêu cứu độ’, đề cao mối tương quan giữa đức tin và lý trí, đạo lý và khoa học.

10.jpg

Hồng y Benedict tại Vatican vào tháng 3 năm 1977. Ảnh: Giansanti/Gamma-Rapho/Getty

Như mọi Giáo hoàng khác, Benedict XVI luôn phải đứng giữa những ủng hộ và sức ép. Là bởi sự ảnh hưởng quá lớn của ông với Giáo triều Roma và trên thế giới. Benedict XVI dù được đánh giá rất cao về học thuật nhưng bị không ít chỉ trích là người bảo thủ. Những nhóm ‘dị giáo’ và một số nhánh Tin Lành còn gọi ông là ‘con chó giữ nhà của Vatican” v..v. Nhưng ông cũng nhận được sự ủng hộ của số đông tín hữu, được xem là người dẫn đầu của trí thức Công giáo La Mã.

12.jpg

Hồng Y Ratzinger chuyền thánh giá cho Giáo hoàng John Paul II trong lễ kỷ niệm Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô tại Vatican vào những năm 2000. Ảnh: Grzegorz Galazka/Mondadori Portfolio/Getty Images

Bản thân ông chưa bao giờ lên tiếng chỉ trích những người chỉ trích mình, thậm chí còn nói rằng luôn cầu nguyện cho những người đó và luôn gọi những nhóm Tin Lành cực đoan là ‘những người anh em’ dù họ không ngừng công kích ông một cách vô lối.

14.jpg

Benedict vẫy tay từ ban công chính của Vương cung thánh đường Thánh Peter sau khi đăng cơ giáo hoàng ngày 19 tháng 4 năm 2005. Ảnh: Patrick Hertzog/AFP/Getty

Giáo hoàng Benedict XVI được nhìn nhận với hình ảnh một nhà tư tưởng hơn là một giáo sĩ, qua khả năng học thuật và luôn nhấn mạnh cả đức tin và lý trí trong đời sống Kitô hữu và trong văn hóa phương Tây. Trong bài giảng của mình trước mật nghị bầu chọn Giáo hoàng năm 2005, ông từng nói rằng: “chế độ độc tài của thuyết tương đối không công nhận bất cứ điều gì là dứt khoát và mục tiêu cuối cùng của nó chỉ bao gồm bản ngã và ham muốn của chính mình”.

15.jpg

Đức Benedict chủ tế thánh lễ an táng Giáo hoàng John Paul II. Ảnh: Peter Macdiarmid/Getty

Ông lên tiếng mạnh mẽ và thúc đẩy các phong trào nhằm giảm thiểu nạn đói trên thế giới. Trong thông điệp gửi đến Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) năm 2009, đức Benedict XVI cho rằng: “Được cung cấp thực phẩm không phải chỉ là một nhu cầu căn bản, đó là một quyền căn bản của các cá nhân và các dân tộc”.

16.jpg

Đức Bênêđictô nhìn một đứa trẻ trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô vào tháng 11 năm 2005. Ảnh: Plinio Lepri/AP

Triều đại của Benedict XVI cũng được ghi nhận các nỗ lực truyền cảm hứng canh tân, đánh dấu bằng những nỗ lực đổi mới văn hóa, tri thức và tâm linh, bao gồm cả cải cách phụng vụ. Ông cũng khởi xướng củng cố Giáo hội sau những nỗ lực cải cách của Công đồng Vatican II, kêu gọi hòa bình và từ bỏ bạo lực, thúc đẩy đại kết với các nhánh Tin Lành và Anh giáo, tiếp cận gần hơn với ‘những người anh em ruột thịt’ Chính Thống Giáo.

19.jpg
 Giáo hoàng Benedict chào đón những người trẻ trong chuyến thăm  Krakow, Ba Lan, vào tháng 5 năm 2006.

Khi đăng cơ Giáo hoàng năm 2005, ông quyết định tiếp tục tông hiệu Benedict, đời thứ XVI, như một mối liên hệ với Giáo hoàng Benedict XV, người đã “dẫn dắt Giáo hội vượt qua thời kỳ hỗn loạn của Thế chiến thứ nhất”.

20.jpg
Đức Benedict thăm nơi từng là trại tử thần Auschwitz của Đức quốc xã trong chuyến đi Ba Lan vào tháng 5 năm 2006. Ảnh:  Diether Endlicher/AP

Ngày 11/2/2013, Benedict XVI gây chấn động thế giới với một thông báo bằng tiếng Latinh về việc thoái vị, là Giáo hoàng đầu tiên làm việc này sau gần 600 năm, kể từ Gregory XII năm 1415. Lý do là tuổi cao, sức yếu, tuy nhiên, có ý kiến nói rằng ông chịu sức ép khá nhiều từ những ‘phái cải cách’ trong nội bộ, và cả sức ép từ những bê bối của hàng giáo sỹ, linh mục liên quan đến tình trạng lạm dụng ở nhiều nơi trên thế giới.

21.jpg
Giáo hoàng vẫy tay chào mọi người từ chiếc "popemobile" khi đến dự Thánh lễ ở Regensburg, Đức, vào tháng 9 năm 2006.

Benedict XVI đã mạnh tay sa thải nhiều giáo sỹ vì những vướng mắc này nhưng một mặt ông lại bị kết án là bao che khi chủ trương để những ‘tội nhân’ trên phải ‘xám hối cùng Chúa’ thay vì chịu chế tài của luật pháp.

23.jpg

Đức Benedict cử hành thánh lễ vào Thứ Sáu Tuần Thánh tại Vatican vào tháng 4 năm 2007. Ảnh: Danilo Schiavella/AP

Ngay khi quyết định có hiệu lực vào ngày 28/2/2013, ông đã chuyển từ Vatican đến Castel Gandolfo, một Tu viện của giáo hội. Tâm thư của ông gửi đến các tín hữu là: “Tôi chỉ đơn giản là một người lữ hành đang bắt đầu chặng cuối cùng của cuộc hành trình. Anh chị em hãy cùng tôi tiến bước với Chúa, vì lợi ích của Giáo hội và thế giới”.

22.jpg

Đức Benedict viếng thăm Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmet của Istanbul, hay còn gọi là Nhà thờ Hồi giáo Xanh, vào tháng 11 năm 2006. Ảnh: Salih Zeki Fazlioglu/AP

Trong những ngày cuối đời, đức Benedict sống chủ yếu tại Tu viện Mater Ecclesiae (Mẹ Giáo hội), một tòa nhà nằm trên đỉnh đồi Vatican, chỉ cách tu viện Casa Santa Marta, nơi ở của người kế nhiệm ông là Giáo hoàng Francis, chỉ 350m.

27.jpg

Giáo hoàng Benedict đến cử hành thánh lễ tại Sân vận động Yankee ở New York vào tháng 4 năm 2008. Trong chuyến đi đến Hoa Kỳ, ông cũng đã đến thăm Nhà Trắng và phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: Julie Jacobson/AP

28.jpg

Giáo hoàng Benedict thăm Sydney vào tháng 7 năm 2008. Ảnh: Mark Baker/AP

29.jpg

 Giáo hoàng đến thăm Nhà thờ Đức Bà Paris vào tháng 9 năm 2008. Ảnh: Philippe Wojazer/Reuters

31.jpg

Giáo hoàng Benedict ghi chú ở Bức tường phía Tây khi đến thăm Thành cổ Jerusalem vào tháng 5 năm 2009. Ảnh: David Silverman/Pool/Reuters

32.jpg
Giáo hoàng chủ trì một thánh lễ ở Quảng trường Máng cỏ, bên cạnh Nhà thờ Giáng sinh, khi lá cờ Palestine được vẫy tại thị trấn Bethlehem ở Bờ Tây vào tháng 5 năm 2009. Ảnh: Tara Todras-Whitehill/AP
34.jpg

Giáo hoàng Benedict chào đón Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và đệ nhất phu nhân Michelle Obama đến Vatican vào tháng 7 năm 2009. Ảnh: Haraz N. Ghanbari/AP

37.jpg

Đức Benedict cầu nguyện bên trong Hầm mộ Thánh Paul ở Rabat, Malta, vào tháng 4 năm 2010. Ảnh: L'Osservatore Romano/Reuters

38.jpg

Gáo hoàng Benedict vẫy tay chào các tín hữu tại Quảng trường Thánh Peter trong buổi đọc Kinh Truyền tin hàng tuần vào tháng 5 năm 2010. Ảnh: L'Osservatore Romano/Reuters

39.jpg

Benedict đi dạo với Nữ hoàng Anh Elizabeth II khi đến thăm Cung điện Holyroodhouse tại Scotland, vào tháng 9 năm 2010. Ảnh: Kitwood/Getty

41.jpg

Giáo hoàng Benedict XVI chuẩn bị thực hiện nghi thức chúc lành cho một em bé khi đến dự thánh lễ tại Cotonou, Benin, năm 2011. Ảnh: Finbarr O'Reilly/Reuters

43.jpg

Đức Benedict gặp cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro trong chuyến thăm Cuba vào tháng 3 năm 2012. Ảnh: L'Osservatore Romano/Reuters

47.jpg

Giáo hoàng Benedict nhấp vào máy tính bảng để gửi thông điệp Twitter đầu tiên của mình vào tháng 12 năm 2012. Tài khoản của ông được phát hành bằng bảy ngôn ngữ, có hàng nghìn người theo dõi trong vòng vài phút. Ảnh: Vincenzo Pinto/AFP

49.jpg

Đức Benedict cưỡi "popemobile" đến Quảng trường Thánh Peter vào tháng 2/2013. Đầu tháng đó, ông thông báo rằng ông sẽ thoái vị. Ảnh: Peter Macdiarmid

51.jpg
Giáo hoàng Francis đến chúc mừng Gi áng Sinh người tiền nhiệm năm 2013, người mà ông luôn gọi bằng cái tên thân mật: "Ông ngoại".  Ảnh:  Maurix 
52.jpg

Trong dịp sinh nhật lần thứ 90, Giáo hoàng Benedict XVI vẫn có thể uống một ly bia cùng các Hồng Y và người thân đến chúc mừng. Ảnh: L'Osservatore Romano/Pool/AP

53.jpg

Đức Benedict XVI được đẩy trên xe lăn ở Regensburg (Đức) vào năm 2020. Đây là chuyến trở về quê hương cuối cùng của ông, để thăm một người thân bị bệnh. Ảnh: Daniel Karmann

Theo CNN, Catholic news
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Giáo hoàng Benedict XVI: Từ 'lính Đức Quốc xã' đến nhà tư tưởng uyên bác của Giáo hội Công giáo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO