Sở GD-ĐT Hà Nội nói về thông tin Bộ Công an điều tra chương trình song bằng

23/04/2021 20:30

Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội đã trả lời về thông tin Cơ quan điều tra của Bộ Công an (C03) liên hệ làm việc liên quan đến chương trình đào tạo song bằng.

Tại cuộc họp chiều 23/4, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, theo Đề án “Thí điểm chương trình đào tạo song bằng THCS Việt Nam và Chứng chỉ IGCSE tại một số trường THCS tại Hà Nội” được UBND TP Hà Nội phê duyệt năm 2018 thì Đề án này được thí điểm trong 6 năm.

Do đó, Sở GD-ĐT Hà Nội chỉ đạo các trường không tuyển mới học sinh lớp 6 chương trình đào tạo song bằng IGCSE tại các trường THCS tham gia Đề án từ năm học 2021-2022.

Trả lời phóng viên về thông tin cơ quan công an vào cuộc điều tra về chương trình, ông Tiến cho hay đây là công tác nghiệp vụ của cơ quan công an.

“Bản thân chúng tôi cũng không nắm được tinh thần của việc điều tra này. Những nội dung đó liên quan đến các vấn đề được coi là bảo mật quốc gia. Chính vì vậy, nếu các nhà báo, phóng viên quan tâm có thể đặt vấn đề trực tiếp với công an. Tôi cũng xin nhắc lại không phải vì việc có sự vào cuộc điều tra của công an mà dừng việc tuyển sinh chương trình đào tạo này, mà việc dừng này là theo lộ trình vốn đã được quy định trong Đề án”, ông Tiến nói.

Ông Lê Hồng Chung, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Hà Nội cũng nói rõ hơn về việc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an đã đến làm việc với Sở GD-ĐT Hà Nội và các trường tổ chức chương trình đào tạo song bằng.

"Theo đề nghị của cơ quan công an, chúng tôi cung cấp thông tin về nội dung chương trình này cho họ chứ không phải phối hợp làm công tác điều tra. Việc cơ quan công an thu thập thông tin từ các đơn vị liên quan để phục vụ cho nội dung gì thì thuộc ngành công an. Do đó, chúng ta cần nhìn nhận rõ về việc này. Các cơ quan báo chí nếu cần làm rõ thêm thông tin này có thể liên hệ và xin ý kiến ở cơ quan chức năng có thẩm quyền, tránh đưa thông tin không đúng bản chất”.

Sở GD-ĐT Hà Nội nói về thông tin Bộ Công an điều tra chương trình song bằng
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội thông tin tại cuộc họp. Ảnh: Thanh Hùng

Về việc nhiều phụ huynh lo lắng khi trên địa bàn TP Hà Nội chỉ có 2 trường THPT công lập là THPT Chu Văn An và THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam với chỉ tiêu song bằng hằng năm là 100 (mỗi trường 50 em), trong khi số học sinh hoàn thành chương trình này ở 7 trường THCS là 350 em, ông Tiến cho biết, Sở cũng đã tính toán phương án.

“Trước hết, chúng tôi khẳng định học sinh học chương trình song bằng này được học đủ và đảm bảo chương trình của Bộ GD-ĐT và chương trình Cambridge của Anh. Những nội dung kiến thức trùng giữa 2 chương trình sẽ được tích hợp để tránh việc các em học một nội dung ở hai chương trình. Vì vậy, khi kết thúc chương trình học lớp 9, học sinh sẽ hoàn thành cả 2 chương trình. Do đó, cơ hội để các em lựa chọn vào các trường THPT là rất rộng. Các em có thể học theo chương trình THPT bình thường của Bộ GD-ĐT mà cũng có thể học theo chương trình Cambridge ở các trường quốc tế; hoặc vẫn có thể theo học các chương trình song bằng ở các trường THPT Chu Văn An, THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam,...

Đồng thời, cũng có thể học ở các trường tư thục có đào tạo theo hệ Cambridge hoặc theo chương trình nước ngoài như THCS- THPT Nguyễn Siêu, THCS- THPT Đoàn Thị Điểm, Trường Phổ thông song ngữ WellSpring, Trường Phổ thông liên cấp Olympia,...”

Ngoài ra, ông Tiến cho hay đã bàn phương án tăng số lớp song bằng ở 2 trường này, đảm bảo tỷ lệ các em học chương trình song bằng được học tiếp chương trình này ở các trường THPT công lập là khoảng 60% - tương tự tỷ lệ các học sinh toàn TP Hà Nội vào trường công.

Nói về trách nhiệm với các học sinh, phụ huynh cho con chuẩn bị tâm thế để ôn luyện thi vào chương trình này, ông Tiến cho hay: “Tôi có thể khẳng định rằng, khi triển khai Đề án, tất cả các nhà trường đã được nghiên cứu kỹ. Theo lộ trình, năm học này dừng tuyển sinh chứ không phải là các trường không biết việc này. Có thể cũng do thông tin từ Sở cũng như các phòng GD-ĐT, các nhà trường chưa được rộng rãi nên phụ huynh chưa nắm được rõ”.

  • Những chuyến phà cuối cùng trên Bạch Đằng giang
    Trong gần 50 năm hoạt động, tuyến phà nối Quảng Ninh và Hải Phòng trên dòng Bạch Đằng giang sắp hoàn thành sứ mệnh lịch sử khi cây cầu Rừng sắp được khánh thành.
  • Tăng tốc thu phí sử dụng vỉa hè
    Nhiều địa phương tại TP HCM đã và đang thúc đẩy tiến trình thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè. Việc này góp phần tạo công bằng cho người dân, giúp trật tự đô thị nền nếp hơn
  • Ấm áp tình người Đà Nẵng
    Đà Nẵng đang bước vào cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên mức 40 độ C, cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Trong điều kiện nắng nóng gay gắt, nhiều người dân tại Đà Nẵng tự nguyện phát nước cam, nước mía, nước lọc miễn phí cho người đi đường với thông điệp “Nước miễn phí - Ai cần thì lấy”.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo khẩn liên quan Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Formosa
    Ngoài việc yêu cầu không đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình xử lý vụ việc tại Công ty TNHH Quốc tế Formosa, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể nếu có, cũng như giao công an xử lý các hành vi vi phạm
  • Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật cựu Bí thư TPHCM Lê Thanh Hải
    Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2010-2015 và các cựu lãnh đạo: Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong.
  • Người dân bức xúc khi bến đò ngang Cần Thơ - Vĩnh Long lúc hoạt động, lúc dừng
    Ngày 7/5, bến đò ngang sông Hậu từ thành phố Cần Thơ sang thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, đã hoạt động trở lại sau khi dừng chở khách đột ngột vào hôm qua (6/5). Đây là lần thứ hai bến đò này dừng hoạt động do vướng các thủ tục pháp lý chỉ trong vòng một tuần.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Sở GD-ĐT Hà Nội nói về thông tin Bộ Công an điều tra chương trình song bằng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO