Với việc sử dụng dữ liệu thu được thông qua năm vệ tinh của NASA để nghiên cứu năng lượng từ quyển Trái đất (THEMIS) các nhà khoa học đã có được cái nhìn sâu sắc mới về bản chất của cực quang bằng cách nghiên cứu một loại hiện tượng cụ thể được gọi là hạt cực quang.
Giống như một "vòng cổ ngọc trai phát sáng" trên bầu trời, các hạt cực quang thường xuất hiện trước các màn cực quang lớn gây ra bởi các cơn bão điện từ.
Trong khi các nhà nghiên cứu trước đây không chắc chắn liệu các hạt cực quang có liên quan đến các cực quang khác hay không, các quan sát của THEMIS cùng với các mô hình máy tính mới hiện cung cấp bằng chứng mạnh mẽ đầu tiên về các sự kiện trong không gian dẫn đến sự xuất hiện của các hạt này.
“Chúng tôi biết chắc chắn rằng sự hình thành của những hạt này là một phần của quá trình trước khi kích hoạt hiện tượng từ cực. Các mô hình do các nhà nghiên cứu thực hiện cho thấy rằng các hạt cực quang là sản phẩm của “sự hỗn loạn trong plasma””, Vassilis Angelopoulos, nhà nghiên cứu độc lập của THEMIS tại Đại học California, Los Angeles, cho biết.
Trong khi đó, Evgeny Panov, tác giả chính của một trong những bài báo mới và là nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Không gian của Học viện Khoa học Áo, giải thích: "Những sự nhiễu loạn này trong không gian ban đầu là do các electron nhẹ hơn, nhanh nhẹn hơn, chuyển động với trọng lượng của các hạt nặng gấp 2000 lần. Về mặt lý thuyết có thể phát triển thành bão cực quang quy mô lớn”.
Các nhà khoa học hiện đang tìm cách hiểu làm thế nào, tại sao và khi nào các hạt cực quang có thể kích hoạt một cơn bão cực quang lớn toàn diện.