Làm sao để cha mẹ tìm được tiếng nói chung với con trẻ?

Minh An (ghi)| 25/03/2021 09:05

Việt BáoPhụ huynh xem nhẹ cảm xúc, chê bai, thích dùng thái độ ra lệnh khiến trẻ cáu kỉnh, chống đối. Nếu thay đổi cách giao tiếp với con, cha mẹ dễ có tiếng nói chung với chúng hơn.

Những cách nói sau giúp phụ huynh có thể tìm được tiếng nói chung với con trẻ:

Thay vì dùng từ "nếu", cha mẹ có thể dùng từ "khi nào" nhằm mang ý nghĩa tích cực hơn sự thúc giục. Điều này sẽ giúp trẻ có hứng thú với việc mà mẹ yêu cầu. Ví dụ, khi muốn con làm một việc gì đó, cha mẹ có thể nói: "Khi nào con ăn xong mẹ sẽ cho con đi chơi" thay vì nói: "Nếu con không ăn nhanh mẹ không cho con đi chơi nữa".

Thay vì đề nghị giúp đỡ ngay từ những phút giây đầu tiên, điều cha mẹ nên làm là để con học hỏi và chờ con tự nói ra khi cần sự trợ giúp.

Mắng mỏ và cáu giận chưa bao giờ là phương pháp dạy con tốt. Đưa ra vấn đề, cùng con tìm ra hướng giải quyết sẽ giúp con hình thành suy nghĩ, hiểu lúc nào là sai, lúc nào là đúng. Những đứa trẻ được cha mẹ áp dụng cách dạy này từ nhỏ đều trưởng thành và chín chắn hơn các bạn đồng trang lứa.

Ảnh minh họa: Internet

Thay vì đóng khung con với việc con làm sai, hãy chỉ cho trẻ cách làm đúng và khuyến khích, tạo niềm tin vào trẻ. Ví dụ, "Con làm sai rồi, đưa đây mẹ làm cho", thành "Để mẹ chỉ cho con một hướng làm rất nhanh. Con có thể áp dụng cho những lần sau!"

Tha vì ra lệnh và bắt ép con phải thực hiện theo lời nói của mình cha mẹ hãy khuyến khích để con có sự lựa chọn. Trong những trường hợp bị ép buộc, con sẽ có phản ứng gay gắt vì chúng không thích bị áp đặt.
Giải pháp ở đây là các bậc phụ huynh nên đưa ra các lựa chọn trong giới hạn vừa phải, phù hợp với độ tuổi để bé cảm thấy mình có quyền tự quyết định và sẽ thoải mái, vui vẻ thực hiện điều cần làm.

Thay vì "đọc vị" cảm xúc của trẻ, hãy khuyến khích trẻ nói ra cảm xúc của mình. Điều này vừa giúp cha mẹ nắm bắt được con mình, vừa giúp con tạo thói quen có thể "định nghĩa" được chính xác điều khó nói của bản thân. Ví dụ, "Mẹ nhìn con có vẻ lo lắng thế", thành "Mẹ biết con có chuyện lo lắng. Hãy nói cho mẹ biết đó là chuyện gì nào?".

Thay vì ra lệnh, hãy cho trẻ cơ hội được thể hiện cảm xúc. Chỉ khi trẻ được là chính mình, trẻ mới có nhu cầu an tâm giao tiếp. Ví dụ, thay vì "Im lặng, có ngừng khóc ngay không thì bảo!", thành "Con cứ khóc đi nếu điều đó làm con thoải mái hơn. Nhưng quan trọng là con nói cho mẹ biết vì sao con khóc, làm thế nào để con không khóc nữa?".

Thay vì chỉ trả lời cho xong, hãy chậm một chút, khuyến khích sự tìm tòi của trẻ. Ví dụ, thay vì nói "Làm sao mẹ biết được chứ!", thành "Hiện tại mẹ không biết, nhưng mẹ sẽ tìm hiểu, khi nào biết mẹ sẽ nói với con". Câu nói này sẽ cho trẻ thấy thái độ tích cực của mẹ. Cũng đồng thời khuyến khích trẻ tìm tòi và phát triển trước những tri thức khổng lồ trong cuộc sống.

Quan trọng là đừng bao giờ phán xét sự việc hoặc bạn bè xung quanh con bởi điều đó chỉ khiến chúng cảm thấy tồi tệ hơn. Sự đồng cảm và những lời lẽ ngọt ngào sẽ giúp trẻ bớt đi phần nào nỗi buồn.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Làm sao để cha mẹ tìm được tiếng nói chung với con trẻ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO