Giá cà phê hôm nay 23/3: Giới đầu cơ quay lại tăng mua, Việt Nam còn nhiều dư địa đẩy mạnh xuất khẩu sang EU

Gia An| 23/03/2022 07:03

Trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022, Brazil vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm 32% tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu. Tuy nhiên, so với niên vụ trước, xuất khẩu của Brazil đã giảm mạnh 4 triệu bao (22,9%). Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng vọt 17,5%, lên mức hơn 9,2 triệu bao so với 7,9 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước.

Giá cà phê hôm nay 23/3: Xu hướng tăng trở lại,
Giá cà phê trong nước tăng nhẹ 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày 22/3. (Nguồn: Rodeo West)

Giá cà phê hôm nay 23/3

Trong khi giá arabica kỳ hạn trên sàn New York điều chỉnh tăng nhẹ, sau một phiên tăng mạnh - hơn 2%, thì giá cà phê robusta điều chỉnh giảm nhẹ. Tỷ giá đồng Real tăng mạnh 1,45% lên ở mức 4,9440 = 1 USD, là mức cao nhất nửa năm qua, đã hỗ trợ các mặt hàng nông sản chủ lực của Brazil.

Giới đầu cơ trên sàn New York đã quay lại tăng mua sau khi đã mạnh tay thanh lý vị thế ròng trong tuần trước. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ ở Đông Âu bị đình trệ vì các lệnh cấm vận của phương Tây với khoảng 3 triệu bao/năm cũng chỉ đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Cà phê quốc tế (ICO).

Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua (22/3), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London điều chỉnh nhẹ, kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 5 USD (0,23%), giao dịch tại 2.170 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 3 USD (0,14%) giao dịch tại 2.142 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tăng nhẹ, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 0,45 Cent (0,20%), giao dịch tại 225,1 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trung bình khá.

Thông tin thị trường cà phê

screenshot_1.png

Thị trường suy đoán Copom – Brasil có thể nâng lãi suất cơ bản đồng Real lên thêm 0,25% – 0,5% tại phiên họp chính sách kỳ tới. Fed – Mỹ cũng tuyên bố phải hành động “nhanh chóng” để kiểm soát lạm phát đang ở mức quá cao.

Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, năm 2022, xuất khẩu cà phê Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan nhờ thị hiếu tiêu dùng toàn cầu ngày càng ưa chuộng sản phẩm có lợi cho sức khỏe.

Năm 2022, dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê của EU rất lớn, Việt Nam còn nhiều dư địa đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là 5 thị trường hàng đầu thế giới như Mỹ, Đức, Pháp, Canada và Italy nhờ lợi thế về thuế suất thuế xuất khẩu và nguồn cung cà phê chất lượng cao gia tăng.

Tuy nhiên, dù dự báo khả quan, nhưng các chuyên gia cho rằng, rõ ràng để đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các thị trường khó tính như EU, ngành hàng cà phê Việt còn rất nhiều việc phải làm.

Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành cà phê nước ta cũng đang tập trung nâng cao năng lực sản xuất, truy xuất nguồn gốc, số hóa từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng để nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thực tế, nhu cầu nhập tiêu thụ ở các nước nhập khẩu tăng sẽ kích thích giá cà phê xuất khẩu tăng. Tuy nhiên, hiện tại cước vận tải biển vẫn tiếp tục là rào cản với các doanh nghiệp xuất khẩu. Ở thời điểm này, các hãng tàu không còn cạnh tranh với nhau nữa mà họ bắt tay để nâng giá, rút tàu. Nhu cầu của doanh nghiệp rất nhiều nhưng không có sẵn container rỗng, giá container đắt hơn 10 - 20 lần so với trước dịch và chưa biết khi nào sẽ hạ nhiệt.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Giá cà phê hôm nay 23/3: Giới đầu cơ quay lại tăng mua, Việt Nam còn nhiều dư địa đẩy mạnh xuất khẩu sang EU
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO