Giá cá chép đỏ tăng gấp đôi, dân làng Thủy Trầm được mùa bội thu trước Tết
23/01/2022 13:10
Cứ đến độ 20 tháng Chạp, làng Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ) lại tấp nập thương lái từ khắp mọi nơi đổ về, đón những mẻ cá chép đỏ chuyển đi các tỉnh lân cận dịp cúng ông Công ông Táo.
Ông Nguyễn Huy Luận - một chủ hộ nuôi cá chép đỏ lớn nhất nhì làng cá chép đỏ Thủy Trầm vui vẻ cho biết: "Sản lượng cung không đủ cầu nên năm nay giá cá tăng rất mạnh, gấp đôi năm ngoái. Thời điểm này năm ngoái, giá cá chép đỏ chỉ 60 - 80 nghìn đồng/kg nhưng năm nay lên tới 130 - 160 nghìn đồng/kg tùy loại”.
Theo ông Luận, số hộ chăn nuôi cá chép đỏ để chuẩn bị cho dịp Tết Nhâm Dần cũng giảm chỉ còn hơn một nửa so với mọi năm, sản lượng cá làng nghề dự kiến cung cấp ước tính khoảng trên 30 tấn cá ra thị trường. Trung bình, giá bán 1kg cá chép đỏ tại bờ từ 120 - 150 nghìn đồng/kg, khoảng từ 40 - 50 con/kg. Trừ chi phí, bình quân thu nhập 25 triệu đồng/sào/năm.
Thời gian tới, để đẩy mạnh phát triển sản xuất cá chép đỏ, xã Tuy Lộc đang hướng người dân đến việc hợp tác sản xuất ổn định để phát triển làng nghề theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, tích cực tổ chức chuyển giao các công nghệ nuôi mới, hiệu quả, đảm bảo môi trường...
''Nhà tôi nuôi 1 mẫu, thu được 8 tạ cá (mỗi cân được 30-50 con). Cá đẹp và được giá, bán được 130 - 150 nghìn đồng/kg. Bán cả số cá được 80 triệu đồng. Trừ tiền thức ăn, nhà tôi còn thu nhập được khoảng 65 triệu đồng'', ông Luận chia sẻ thêm.
Năm nay, việc nuôi cá chép đỏ cho năng suất cao, giá tăng mạnh nên bà con rất phấn khởi.
Gia đình bà Trần Thị Tài có thâm niên nuôi cá đỏ mấy chục năm. Năm nay, gia đình bà dự kiến thu được hơn 2 tạ cá chép đỏ, được thương lái đặt hàng từ hơn tháng trước, sau khi trừ chi phí, cho thu nhập trên 50 triệu đồng.
Bà Tài cho biết: ''Trước kia nuôi cá đỏ khó khăn, bây giờ được làm mương máng, nước sạch về tận ao nên nuôi cá thuận lợi. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid -19 nên người dân trong làng nuôi cũng dè dặt''.
Chị Nguyễn Thị Trí, một thương lái thu mua cá chép đỏ ở làng Thủy Trầm cho biết, giá cá năm nay tăng hơn so với mọi năm khoảng 20 - 40 nghìn/kg.
“Tôi thấy giá cá năm nay khá là hợp lý, có tăng hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, tôi đi buôn cá này được vài năm, người dân không bao giờ mặc cả những loại cá này, vì họ mua về để phóng sinh, mỗi người mua với số lượng ít”.
Theo chị Trí, năm nay một số hộ dân làng cá Thủy Trầm không nuôi cá đỏ nữa nên số lượng cá cũng có hạn: “Tôi lấy cá ở đây mang về Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Giá cá năm nay tôi mua vào của bà con khoảng 140 - 160 nghìn/kg. Mọi năm, tôi mua khoảng 5 tạ, tuy nhiên năm nay tôi sợ không thu mua đủ số lượng như thế để giao cho các đầu mối”, chị Trí cho biết.
Thủy Trầm là ngôi làng miền núi nằm ven sông Hồng có hơn 30ha diện tích mặt nước và có hơn 250 hộ tham gia nuôi cá chép đỏ, sản lượng ước đạt khoảng 50 tấn cá đạt tiêu chuẩn (loại 50 - 60 con/kg) để cung cấp cho thị trường các tỉnh từ Bắc miền Trung trở ra.
Làng cá chép đỏ Thủy Trầm tạo việc làm cho khoảng 700 lao động địa phương.
Với một mẫu ao nuôi cá chép đỏ, nhà ông Luận năm nay lãi được khoảng 60 triệu đồng.
Được biết, việc nuôi cá đỏ từ lúc đẻ trứng đến lúc bán khoảng 5 tháng.
Cá làng Thủy Trầm rất đẹp nên được nhiều thương lái đến thu mua.
Hiện nay, 1kg cá chép đỏ có giá khoảng 120 - 160 nghìn đồng.
Cá vào bao tải chuẩn bị đưa đi các nơi đều được bơm 1 lượng ô xy nhất định.
Theo những người nông dân của làng, cá đỏ không đơn thuần chỉ là vật nuôi mà còn để phục vụ nhu cầu tâm linh, vậy nên họ dồn hết tâm huyết vào việc chăm sóc. Đặc biệt, cá phải được nuôi bằng nước sạch, cho ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Các thương lái nhộn nhịp đến làng Thủy Trầm mua cá.
Nghề ươm nuôi cá chép đỏ ở làng Thủy Trầm bắt đầu từ những năm 1960 và phát triển cho đến ngày nay. Năm 2011, UBND tỉnh Phú Thọ đã công nhận làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm và đầu tư cơ sở vật chất phát triển làng nghề.
Hiện nay cả làng có trên 30ha nuôi cá chép đỏ của 250 hộ dân, trong đó sử dụng trên 1.140 lao động tại chỗ. Thông thường, cá giống sẽ được tiến hành nuôi từ tháng 6, người nuôi cá chăm sóc sao cho đến khi cá thu hoạch có kích cỡ khoảng 3 ngón tay là vừa đẹp.
Những năm trở lại đây, nghề nuôi cá phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao nên các hộ gia đình trong làng đã tích cực dồn điền, đổi thửa, củng cố xây dựng bờ ao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng công nghiệp, nhờ vậy năng suất và sản lượng ngày một tăng.
Đôi nam nữ đi xe máy được phát hiện nằm bất động dưới bánh xe tải trên đường ĐT741 ở Bình Dương. Trong đó, người phụ nữ đã tử vong, nạn nhân còn lại được đưa đi cấp cứu nhưng cũng tử vong sau đó.
Trong số người đẹp đăng quang tại các cuộc thi nhan sắc quốc tế năm 2024 có đại diện của Việt Nam, Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy. Năm nay, các cuộc thi chứng kiến sự thăng hoa của vẻ đẹp châu Á, châu Âu.
UBND TPHCM cho rằng, việc miễn phí cho toàn bộ hành khách Metro số 1 trong 30 ngày đầu tiên là phù hợp, giúp người dân trải nghiệm, hình thành thói quen sử dụng tuyến đường sắt đô thị.
Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025 yêu cầu các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
Sáng 22/11, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, Trung tâm Báo chí TP. HCM phối hợp Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức Tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Việc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
Bức ảnh “cổng trời” tại Việt Nam đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Bức ảnh này không chỉ thu hút được lượt tương tác cao mà còn khiến nhiều người thắc mắc đây là ở đâu và người chụp là ai?