Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm 13/9 quay đầu giảm mạnh. Hoạt động mua bán lúa gạo trong nước sôi động trở lại, doanh nghiệp nội trúng thầu đơn hàng 50.000 tấn gạo từ Indonesia với giá 640-650 USD/tấn.
Chỉ trong tháng 8 nước ta đã xuất bán trên 900 nghìn tấn gạo, thu về hơn 546 triệu USD. Trong đó, một quốc gia đã chi ra số tiền gấp 186 lần để mua gạo Việt Nam.
Giá lúa gạo trong nước tiếp tục lập đỉnh mới, cao hơn nhiều so với giá xuất khẩu. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đàm phàn với đối tác để tăng giá xuất khẩu, còn khách hàng xin huỷ hợp đồng.
Việt Nam có năng suất lúa đứng đầu ASEAN, giá gạo cũng nhảy múa trên đỉnh lịch sử và chiếm giữ vị trí số 1 thế giới. Có thể thấy, chưa bao giờ hạt gạo Việt Nam lại bội thu như năm nay.
Ngày 29/8, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng thông báo dự kiến, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Việt Nam trong hai ngày 10-11/9, theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bên cạnh lợi ích kinh tế, xuất khẩu gạo còn gắn với thương hiệu và uy tín quốc gia trong ứng xử với quốc tế, khi Việt Nam có vai trò quan trọng trong đảm bảo hoạt động hiệu quả của thị trường gạo thế giới.
Giá xuất khẩu gạo 25% tấm của Việt Nam tăng không ngừng nghỉ trong vòng một tháng qua, lập kỷ lục lịch sử khi Ấn Độ áp lệnh cấm xuất khẩu, bỏ xa mặt hàng cùng loại của Thái Lan cũng như Pakistan.
Giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới những ngày qua tăng giảm trái chiều. Điều bất ngờ, vượt qua Thái Lan, gạo Việt Nam xuất khẩu đang có giá cao nhất thế giới.
Giá lúa tốt nên nông dân sớm nhận tiền cọc, "cò lúa" tích cực săn hàng, doanh nghiệp cũng chấp nhận mua giá cao để có nguồn hàng cung ứng cho các hợp đồng xuất khẩu đã ký. Nhiều người dân chia sẻ, chưa bao giờ những cánh đồng lúa xanh ở miền Tây lại “hút” hàng như hiện nay.
Giá xuất khẩu lập đỉnh lịch sử, đẩy giá gạo tại thị trường nội địa tăng mạnh. Song theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan giá cả tăng do đang có hiện tượng đẩy giá.
Nhiều nước đang "quay cuồng" vì nguồn cung gạo khi giá mặt hàng này liên tục lập đỉnh mới. Giá gạo Việt Nam xuất khẩu cũng tiếp tục leo lên mức cao hiếm có trong lịch sử.
Nguồn cung toàn cầu bị ảnh hưởng đẩy giá gạo xuất khẩu lập đỉnh cao mới, giá gạo trong nước cũng tăng nóng. Lúc này, các lỗ hổng của ngành hàng tỷ USD bộc lộ rõ, nguy cơ đứt gãy chuỗi liên kết.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ do lệnh cấm xuất khẩu từ Ấn Độ. Cụ thể, gạo 5% tấm đã tăng lên 555-575 USD/tấn.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam nhiều thời điểm đứng đầu thế giới. Các nước tăng mua, doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này đang cân nhắc để bán được mức giá tốt nhất.
Với việc chuyển đổi sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, chất lượng hạt gạo Việt Nam ngày càng tăng, góp phần nâng cao giá trị cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu gạo và tăng thu nhập cho người dân.
Xuất khẩu gạo năm 2022 đạt hơn 7,1 triệu tấn, thu về 3,45 tỷ USD, vượt xa mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, khách hàng lớn nhất của gạo Việt vẫn là Philippines, còn tại thị trường Trung Quốc gạo Việt dần vắng bóng.
Xuất khẩu bất ngờ vượt mục tiêu gần 1 triệu tấn, giá bán vượt qua đối thủ cạnh tranh Thái Lan và Ấn Độ giúp ngành lúa gạo Việt có một năm thắng đậm, thu về 3,49 tỷ USD. Doanh nghiệp đang tới tấp chốt đơn hàng xuất khẩu cho năm 2023.