Fan lâu năm chỉ ra vấn đề lớn nhất trong khâu tương tác của Red Velvet với người hâm mộ: Không có cả những thứ mà fan nhóm khác đã xem chán chê

Munnie (lược dịch),| 14/10/2021 11:06

Thực tế này đã làm dấy lên những ý kiến bức bối về cách làm việc của SM Entertainment.

Vào ngày hôm qua, trên diễn đàn Nate Pann của Hàn Quốc bất ngờ xuất hiện một bài viết "bóc phốt" một idol SM vì suốt 1 tháng không hề nhắn tin Bubble cho fan dù chỉ 1 lần. Mặc dù bài viết không nêu đích danh nhân vật chính tuy nhiên nhiều cư dân mạng đã nhanh chóng đoán ra rằng người được nhắc đến trong vụ việc chính là Joy (Red Velvet). Cũng từ đây, không ít tranh cãi đã nổ ra xung quanh câu hỏi phải chăng các thành viên Red Velvet đang thiếu sự tương tác với fan so với mặt bằng chung các nhóm nhạc Kpop.

Red-Velvet-YouTube

Ngay sau đó, một cư dân mạng được cho là fan lâu năm của Red Velvet đã đăng tải một bài viết khác chỉ ra vấn đề lớn nhất của girlgroup nhà SM trong khâu giao tiếp với người hâm mộ. Để chứng minh mình thực sự là một ReVeluv lâu năm, người này đã đăng tải ảnh chụp màn hình tài khoản Bubble trong đó cho thấy rõ họ đã mua Bubble ngay khi Red Velvet mới bắt đầu sử dụng dịch vụ này.

Red-Velvet-YouTube

Theo người hâm mộ nói trên, vấn đề giao tiếp của Red Velvetkhông phải nằm ở Bubble mà nằm ở kênh YouTube chính thức của nhóm. Nếu điểm qua những gì được đăng tải trên YouTube riêng của Red Velvet (chỉ tính video nhóm), có thể dễ dàng nhận thấy sự thiếu hụt nghiêm trọng trong cả số lượng lẫn chất lượng của những kiểu content quen thuộc mà fan các nhóm nhạc khác đã xem chán chê trong nhiều năm qua.

Video dance practice = Gần 20 album đã được phát hành trong suốt 8 năm hoạt động, nhưng số lượng dance practice cho các ca khúc chủ đề được đăng lên chỉ có vỏn vẹn 2 cái ("Rookie", "Umpah Umpah"). Lần trở lại mới nhất với "Queendom" cũng không có dance practice.

Hậu trường luyện tập vũ đạo = Không có

Hậu trường thu âm = 1 video (lần đầu tiên được đăng lên trong lần comeback với "Queendom")

Hậu trường chụp ảnh bìa album = 1 video dài khoảng 20 phút (lần đầu tiên được đăng lên trong lần comeback với "Queendom")

Hậu trường MV = 1 video dài khoảng 9 phút (lần đầu tiên được đăng lên trong lần comeback với "Queendom")

Hậu trường fan meeting = 1 video dài khoảng 2 phút (lần đầu tiên được đăng lên trong lần comeback với "Queendom")

Hậu trường concert = Không có

Hậu trường sự kiện = Không có

Hậu trường lễ trao giải = Không có

Hậu trường show âm nhạc hàng tuần = Không có

Video "đập hộp" album = Không có

Video MV reaction = Không có

Video hát live = Không có

Video đọc fanchant = Không có

Hậu trường chụp ảnh họa báo = Không có

Video cover = Không có

Video quảng bá = Lần đầu tiên được đăng lên trong lần comeback với "Queendom"

Hậu trường hoạt động cá nhân của các thành viên (chụp ảnh họa báo, làm MC,...) = Không có

Nội dung tự sản xuất = 2 tập, lần đầu tiên xuất hiện trong lần quảng bá "Queendom". Năm 2021 cũng là lần đầu tiên Red Velvet có content tự sản xuất nhân dịp sinh nhật.

Red-Velvet-YouTube

Trước thực trạng thiếu thốn video trên kênh YouTube riêng của Red Velvet, người hâm mộ cho rằng đây là vấn đề mà công ty quản lý phải chịu trách nhiệm. Mặc dù các fan cũng không phủ nhận bản thân các thành viên Red Velvet không thực sự tương tác nhiều với fan khi so với các idol khác, nhưng vấn đề bức bối nhất lại nằm ở SM khi công ty này dường như không có kế hoạch sản xuất những video hậu trường, dance practice, reaction,... cho nhóm giống như hầu hết các idolgroup cùng nhà.

Dù đợt quảng bá "Queendom" đã mang đến những chuyển biến tích cực khi SM đã bắt đầu đăng tải một số video hậu trường cho Red Velvet, tuy nhiên số lượng thực tế lẫn độ dài video vẫn chưa thực sự khiến người hâm mộ cảm thấy thỏa mãn (hậu trường fan meeting chỉ dài đúng 2 phút). Đó là chưa kể trong thời gian không quảng bá, trong khi các nhóm nhạc khác luôn cố gắng quay và đăng tải nhiều content nhất có thể để giữ chân người hâm mộ thì với Red Velvet, fan của họ lại không có gì để xem và luôn phải dựa vào những bài đăng Instagram, tin nhắn Bubble hoặc lịch trình cá nhân để biết idol của mình đang sống thế nào.

So sánh với hậu bối cùng công ty, người hâm mộ của Red Velvet không khỏi tức giận trước sự khác biệt một trời một vực trong số lượng content YouTube. Nếu fan Red Velvet phải "chờ dài cổ" để có được một vài video hậu trường dài chưa đến 10 phút thì với NCT, kho video của nhóm lại được ví là "dùng cả thanh xuân để xem cũng chưa hết". Ngoài hậu trường thu âm ca khúc chủ đề/b-side, dance practice, hậu trường tập luyện vũ đạo, video trình diễn live, hậu trường chụp ảnh quảng cáo,... NCT còn sở hữu hằng hà sa số những thể loại content khác nhau với thời lượng lên đến 20-30 phút cho mỗi video.

Chưa cần nói đến NCT, số lượng video mà một girlgroup mới ra mắt chưa đầy 1 năm như aespa đang sở hữu thậm chí cũng đủ khiến fan Red Velvetphải tủi thân. Nếu chỉ tính riêng ở 2 lần comeback trong năm 2021, aespa đã sở hữu khá nhiều video dance practice, performance ở các phiên bản khác nhau, hậu trường chụp ảnh bìa album, react MV của chính họ cũng như của các tiền bối cùng công ty,... Thậm chí, dù không hẳn là quá nhiều nhưng aespa cũng đã có những content riêng không chỉ của chung cả nhóm mà còn của từng thành viên.

Trước thực tế đau lòng này, không chỉ riêng các fan Red Velvet mà ngay cả cộng đồng mạng Hàn Quốc cũng không khỏi bất bình với cách làm việc của SM. Nhiều người không thể hiểu được vì sao chỉ riêng Red Velvet phải chịu cảnh thiếu thốn content đến vậy dù tất cả những gì người hâm mộ yêu cầu chỉ là những video dance practice hay hậu trường rất phổ biến và cũng chẳng tốn nhiều kinh phí sản xuất.

Video thu âm "Queendom" của Red Velvet thu hút đến hơn 3,7 triệu lượt xem

- "Thiếu tương tác là một chuyện nhưng nghiêm trọng hơn là content YouTube chờ dài cổ mà cũng chẳng thấy đâu. Có rất nhiều fan mới bắt đầu thích nhóm từ thời "Queendom" nhưng fan lâu năm thậm chí cũng chẳng có gì để giới thiệu cho họ... Xấu hổ chết mất, làm ơn đi SM"

- "Công nhận... Red Velvet thiếu content kinh khủng ㅠㅠㅠㅠ Video thu âm đợt này có lượt xem rất cao, vốn dĩ điểm mạnh của Red Velvet chính là hòa âm mà. Không hiểu sao SM lại không đăng video thu âm của những đợt quảng bá trước"

- "Thật luôn, tôi đã từng rất mong đợi họ sẽ đăng video dance practice cho "Queendom" vậy mà..."

- "Nhưng rốt cuộc là tại sao content của Red Velvet lại ít đến vậy nhỉ? Trong khi content của các nhóm khác trong SM đâu có ít ㅋㅋ"

- "Làm fan Red Velvet khổ lắm, chỉ có thể mong chờ vào âm nhạc chứ chẳng thể kỳ vọng vào content đâu ㅠㅠ"

- "Làm ơn... Cả công ty lẫn các thành viên, xin hãy quan tâm đến fan nhiều hơn đi.. Công ty thì làm việc như kiểu không cần fan, các thành viên thì thiếu tương tác với fan. Có lẽ vì các fan luôn ở bên cạnh và ủng hộ vô điều kiện nên họ có xu hướng xem đó là chuyện hiển nhiên và cũng quên mất cảm giác trân trọng fan mất rồi. Là fan từ thời Red Velvet mới debut, nói thật là tôi đã quá mệt mỏi nên tôi quyết định chơi bài ngửa luôn"

- "React MV của chính mình là kiểu content vô cùng phổ biến vậy mà có nhóm được làm có nhóm lại không thấy đâu, điên thật chứ"

- "Tức đến mức muốn xông vào SM đòi quyền quản lý kênh YouTube của Red Velvet... Rõ ràng là đã quay video dance practice rồi mà tại sao lại không đăng lên vậy..."

Bạn nghĩ gì về tình trạng thiếu thốn content trên kênh YouTube chính thức của Red Velvet?

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Fan lâu năm chỉ ra vấn đề lớn nhất trong khâu tương tác của Red Velvet với người hâm mộ: Không có cả những thứ mà fan nhóm khác đã xem chán chê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO