Em bé mất trên đường đi cấp cứu do hóc kẹo

Phương Linh| 29/11/2020 08:00

Việt BáoBệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết, thời gian qua, bệnh viện tiếp nhận 3 ca dị vật đường ăn do hóc kẹo. Đây là một tai nạn vô thương tâm.

Theo thông tin từ bệnh viện, cả ba bé đến bệnh viện trong tình trạng rất nguy kịch. Hai bé do phát hiện sớm và đưa đến bệnh viện ngay nên được xử lý kịp. Còn một bé, do phát hiện muộn nên tử vong trên đường đến bệnh viện.

Người nhà các bé cho biết, trước đó, cả ba bé đều có ăn kẹo và bị hóc. Thấy con hoảng loạn, khóc thét, khó thở, ăn uống kẹm gia đình đưa đến bệnh viện.

Ở bệnh viện, các bác sĩ cũng phát hiện kẹo mắc trong đường thở của các bé. Hai bé được các bác sĩ gắp dị vật là viên kẹo thành công và đã được xuất viện. Còn một bé thì thật đáng tiếc.

Viên kẹo được các bác sĩ nội soi gắp ra thành công. Ảnh: BVCC.

Các bác sĩ cho biết, dị vật đường ăn là những vật mắc lại trên đường ăn từ miệng đến tâm vị (nơi tiếp giáp giữa thực quản và dạ dày). Do nhiều nguyên nhân, kết cấu, kích thước, hình dạng, vị trí khác nhau. Nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Thông thường, trẻ dưới 5 tuổi dễ gặp tai nạn đường thở do các bé thường ngậm rồi vô tình nuốt phải dị vật. Khi dị vật chèn vào đường thở (thanh quản, khí quản), được coi như trường hợp dị vật đường thở, nếu không được xử trí kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.

Với các trường hợp bị hóc dị vật, cách xử trí được áp dụng là nôi soi lấy dị vật. Trường hợp nặng, các bác sĩ phải mở khí quản khẩn cấp dưới vị trí dị vật, sau đó soi lấy dị vật (đối với dị vật ở thực quản cổ, chèn vào khí quản).

Để tránh những tai nạn đáng tiếc do dị vật đường ăn từ miệng ở trẻ nhỏ, các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh không nên cho trẻ nhỏ ngậm đồ vật, đồ ăn nhất là những đồ ăn cứng, khó tan như kẹo, các loại hạt, đồ chơi... thức ăn có kích thước lớn trên 1,5cm. Khi trẻ bị hóc hoặc nghi bị hóc cần đưa đến bệnh viện ngay.

Trường hợp trẻ bị hóc ở nơi cách xa bệnh viện hoặc bệnh viện không có bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, có thể thực hiện theo cách nhấc 2 chân trẻ lên cao (tư thế ngược) rồi vỗ mạnh vào lưng trẻ để tống dị vật ra ngoài (chỉ có tác dụng đối với dị vật ở trên miệng thực quản). Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không thành công mà chỉ là biện pháp tình thế, tốt nhất vẫn là đề phòng tai nạn dạng này cho trẻ.

Bài liên quan
  • Đến Hà Tĩnh ăn kẹo cu đơ
    Nhiều nhà vẫn tự sản xuất các nông sản để nấu kẹo, vì họ cho rằng không lạc (đậu phộng) nào vượt qua được lạc sen trồng trên bãi sông Ngàn Phố và cũng chẳng có loại mật nào ngọt đậm như mật mía Sơn Thọ (Vũ Quang).
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Em bé mất trên đường đi cấp cứu do hóc kẹo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO