UBND TPHCM cho rằng, việc miễn phí cho toàn bộ hành khách Metro số 1 trong 30 ngày đầu tiên là phù hợp, giúp người dân trải nghiệm, hình thành thói quen sử dụng tuyến đường sắt đô thị.
Dự báo đến năm 2050, nhu cầu đi và đến ga đường sắt tốc độ cao qua Nam Định khoảng gần 3 triệu khách/năm. Chi phí đầu tư và vận hành trong 30 năm khoảng 1,66 tỷ USD trong khi lợi ích thu ước khoảng 2,06 tỷ USD.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo đúng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Dự luật này kỳ vọng sẽ có các quy định tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho thầy cô giáo trong việc dạy và học.
Việt Nam mong muốn được hỗ trợ về vốn vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực, phối hợp tư vấn và thi công 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối với Trung Quốc.
Trên hành trình di chuyển đến ga Sài Gòn, tàu khách SE7 gặp sự cố trật bánh khỏi đường ray tại địa phận Hà Tĩnh. Sự cố khiến đường sắt Bắc - Nam tê liệt.
Có nhiều bài phát biểu quan trọng trong các diễn đàn đa phương tại Trung Quốc, Thủ tướng truyền đi thông điệp về việc "coi trọng thời gian, coi trọng trí tuệ, đổi mới để bứt phá, sáng tạo để vươn xa".
Vào năm 2004, Trung Quốc có một mục tiêu đơn giản là xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc có thể sánh ngang với các đối thủ cạnh tranh. Chưa có một đoạn đường ray nào, nên lúc đó, Trung Quốc thấy mình còn cả một chặng đường dài phải đi.
Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khóa XIII đã thống nhất chủ trương thực hiện Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trước năm 2030 với nhu cầu sử dụng đất khoảng 10.827ha.
Ngành Đường sắt đã triển khai tính năng bán vé tàu hỏa thông qua bản đồ trực tuyến nhằm đa dạng hình thức bán, tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng.
Thủ tướng đề nghị WB tiếp tục hỗ trợ, cung cấp các khoản vay ưu đãi để triển khai các dự án trọng điểm về đường sắt cao tốc, tàu điện ngầm, cảng biển, sân bay lớn.
Chia sẻ định hướng ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng AIIB hỗ trợ nguồn lực thực hiện các dự án lớn như tuyến đường sắt kết nối Việt Nam - Trung Quốc.
Để triển khai đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Thủ tướng cho rằng cần đề xuất các cơ chế đặc thù, đặc biệt, nhất là về huy động nguồn lực và quy trình thủ tục, chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng
Về nguồn lực làm đường sắt tốc độ cao, Thủ tướng nêu phải đề xuất cơ chế huy động, đa dạng hóa các nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ vốn vay, phát hành trái phiếu.
Được người Pháp xây dựng trong giai đoạn 1908-1932, đường xe lửa Tháp Chàm - Đà Lạt thời điểm đó là tuyến duy nhất ở Việt Nam sở hữu đường sắt răng cưa để tàu leo núi.
Việt Nam và Pháp đang phối hợp hoàn thành Hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Hà Nội-Vinh; triển khai Dự án tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn-Ga Hà Nội, sử dụng vốn vay của AFD.
Tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam dự kiến có tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD, tốc độ thiết kế 350km/h, chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km với 23 ga qua các tỉnh thành.
Tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam dự kiến có tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD, tốc độ thiết kế 350km/h, chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km, đường đôi, khổ 1.435mm.
Để triển khai hàng loạt tuyến đường bộ cao tốc và khởi công đường sắt tốc độ cao vào năm 2027, Bộ GTVT cho rằng năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, doanh nghiệp xây dựng đóng vai trò then chốt.