Dùng nội tạng trong chế độ ăn như thế nào để không ảnh hưởng sức khoẻ

Kiều Vũ| 07/12/2023 23:03

Nội tạng, nhất là nội tạng lợn là thực phẩm được nhiều người đưa vào chế độ ăn vì khoái khẩu. Nhưng khi hấp thụ nhiều một số chất trong nội tạng thì sẽ có hại. Vậy ăn nội tạng thế nào để không ảnh hưởng sức khoẻ.

Dùng nội tạng trong chế độ ăn như thế nào để không ảnh hưởng sức khoẻ
Có một số điểm cần chú ý khi đưa nội tạng vào chế độ ăn. Ảnh: Kiều Vũ

Trong nội tạng động vật có chứa nhiều đạm, axit bão hòa, cholesterol. Nếu hấp thụ nhiều các chất này sẽ dẫn đến các bệnh lý về thành mạch, xơ cứng thành mạch, cao huyết áp. Do đó, dù nội tạng bổ sung sắt, mang lại cảm giác no lâu, duy trì khối lượng cơ bắp của cơ thể thì cũng chỉ nên dùng trong chế độ ăn ở mức 2-3 bữa một tuần và mỗi bữa chỉ từ 50 – 70g đối với người trưởng thành. Nếu bị gout thì hạn chế ăn nội tạng.

Ăn nội tạng động vật có thể tốt với người này nhưng lại không tốt với người khác. Ví dụ, người thiếu máu, thiếu sắt, thanh thiếu niên chỉ nên ăn các loại gan, tiết, tim nhưng lượng ăn cũng ở mức vừa phải. Người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid, tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout (gút), bệnh thận, người thừa cân béo phì… thì không nên ăn nội tạng động vật.

Người cao tuổi cần hạn chế ăn nội tạng động vật vì các loại nội tạng động vật đều chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol.Cần lựa chọn nhưng thực phẩm có nguồn nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh, thực phẩm. Vì rất nhiều loại nội tạng, nhất là nội tạng lợn được tẩy rửa cho sạch, trắng bằng hoá chất.

Khi ăn, nội tạng phải được nấu chín. Nội tạng đã chế biến chín phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, không để chung với thực phẩm sống, tránh tình trạng bị lây nhiễm từ các nguồn thực phẩm bẩn khác.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Dùng nội tạng trong chế độ ăn như thế nào để không ảnh hưởng sức khoẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO