Đưa Lễ hội Bàn Vương của đồng bào Dao trở thành ngày hội

Nghĩa Hiệp (Báo Dân tộc)| 23/10/2021 07:44

Năm 2020, lần đầu tiên tại Quảng Ninh, Lễ hội Bàn Vương được tổ chức. Không chỉ tạo ra sức lan tỏa đối với cộng đồng người Dao cả nước, Lễ hội đã thực sự trở thành ngày hội, mang lại sức hút lớn trong du lịch văn hóa dân tộc đối với du khách...

Đưa Lễ hội Bàn Vương của đồng bào Dao trở thành ngày hội - 1

Các điệu múa của người Dao được trình diễn tại Lễ hội

Dân tộc Dao có nhiều dòng họ có sự khác biệt về tiếng nói, trang phục họ. Tuy nhiên, đều có những phong tục thống nhất như tục cấp sắc, tục thờ cúng ông tổ là Bàn Hoàng/Bàn Vương. Chính điều này đã tạo nên sức mạnh cộng đồng của người Dao trong mọi thời điểm, hoàn cảnh.

Theo Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ gắn với phát triển du lịch cộng đồng”, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Miếu Bàn Vương và Nhà Truyền thống cộng đồng người Dao tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn. Đây là những nội dung ban đầu của Đề án nhằm phục dựng và từng bước đáp ứng nhu cầu chiêm bái của cộng đồng người Dao trên địa bàn huyện Ba Chẽ và tỉnh Quảng Ninh.

Ông Triệu Quý Trình, dân tộc Dao, trú tại thôn Nam Kim, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) cho biết: Hằng năm người Dao chúng tôi đều cúng Lễ Bàn Vương, cầu mong mọi sự bình an cho 12 dòng họ người Dao và toàn thể người dân trên trái đất đều bình an, bệnh tật đều qua khỏi. Việc địa phương quan tâm phục dựng và tổ chức Lễ hội Bàn Vương chúng tôi thấy rất vui, việc này rất có ý nghĩa để các thế hệ con cháu người Dao ghi nhớ và tập trung về cội nguồn, về tinh thần truyền thống cách mạng xây dựng quê hương…

Ngay sau khi hoàn thiện các hạng mục phục vụ nhu cầu tâm linh, điểm nhấn trong văn hóa du lịch cộng đồng của người Dao, năm 2020, lần đầu tiên tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ hội Bàn Vương chung của tất cả các ngành Dao. Ngày 27/12/2020, lần đầu Lễ hội Bàn Vương đã được tổ chức mở rộng ra các ngành Dao trên địa bàn các tỉnh.

Ngoài hoạt động chiêm bái tâm linh, Lễ hội là dịp để các nghệ nhân và cộng đồng người Dao gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Dao trong thời kỳ đất nước hội nhập, phát triển.

Đưa Lễ hội Bàn Vương của đồng bào Dao trở thành ngày hội - 2

Lần đầu tiên 12 dòng họ của người Dao được tập trung cùng nhau trong lễ cúng Bàn Vương.

Theo chị Chẻo Thị Thanh, Trưởng nhóm liên lạc người Dao tại Lai Châu cho biết: “Từ xưa đến nay, chúng tôi chưa có cơ hội được làm lễ tưởng nhớ Bàn Vương tại mảnh đất phát tích nguồn cội. Khi nhận được thông tin, đại diện nhóm Dao tại các tỉnh trên cả nước đều đồng loạt muốn tham gia. Riêng Lai Châu đã có hơn 40 người tham gia, trong đó có khoảng 10 nghệ nhân dân tộc Dao. Tôi hy vọng, hoạt động ý nghĩa này, tiếp tục duy trì để cộng đồng người Dao chúng tôi lại được tìm về với cội nguồn trong ngày lễ quan trọng của dân tộc mình”.

Không chỉ tạo ra sức lan tỏa đối với cộng đồng người Dao cả nước, khi lễ hội trở thành ngày hội, đã tạo ra sức hút lớn trong du lịch văn hóa dân tộc đối với du khách đến với Quảng Ninh.

Theo nghệ nhân Đặng Văn Thương, ngành Dao Thanh Y cho biết: “Tôi mong muốn xây dựng ngày hội ngày một lớn mạnh, chuyên nghiệp và quy mô hơn nữa để ngày hội hằng năm sẽ trở thành nơi tập trung con cháu người Dao khắp cả nước về với cuội nguồn. Cũng là nơi các ngành Dao giao lưu văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc”.

Theo tcdulichtphcm.vn
https://tcdulichtphcm.vn/le-hoi/dua-le-hoi-ban-vuong-cua-dong-bao-dao-tro-thanh-ngay-hoi-c9a18171.html
Copy Link
https://tcdulichtphcm.vn/le-hoi/dua-le-hoi-ban-vuong-cua-dong-bao-dao-tro-thanh-ngay-hoi-c9a18171.html
Bài liên quan
  • Bức ảnh ‘cổng trời’ tại Việt Nam gây sốt mạng xã hội
    Bức ảnh “cổng trời” tại Việt Nam đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Bức ảnh này không chỉ thu hút được lượt tương tác cao mà còn khiến nhiều người thắc mắc đây là ở đâu và người chụp là ai?
  • Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm
    Chưa đến cuối tháng 11 nhưng du khách và người dân Hà Nội đã háo hức lên phố Hàng Mã mua đồ, dạo chơi và chụp ảnh.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Chiêm ngưỡng hai thành phố đẹp như mơ ở Malaysia
    Đến Malaysia, không ghé thăm hai thành phố Malacca và Putrajaya sẽ là khuyết điểm lớn. Nếu Malacca mang vẻ đẹp cổ kính bởi đền đài, thành quách thì Putrajaya lại được biết đến là thành phố mới, thông minh và sôi động.
  • 10 sự thật thú vị về văn hóa Malaysia mà bạn nên biết
    Quê hương của đối thủ tuyển Việt Nam tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 có vua sầu riêng, nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa và... đi vệ sinh với phong cách ngồi xổm.
  • Tham quan lăng tẩm vị Hoàng đế thứ 9 của triều Nguyễn
    Được xây dựng trải qua 4 đời vua, lăng của vị vua Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Đưa Lễ hội Bàn Vương của đồng bào Dao trở thành ngày hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO