Hành trình chinh phục cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam

07/05/2021 09:55

Nằm trên biên giới Việt Nam và Trung Quốc, cột mốc 79 thuộc xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây là cột mốc cao nhất trên toàn tuyến biên giới của Việt Nam.

Mốc làm bằng đá hoa cương được cắm tại vùng yên ngựa núi Khang Su Văn (Phàn Liên San) vào ngày 24/10/2004 ở độ cao 2880m.

Hành trình chinh phục cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam - 1

Trên đường lên đỉnh Khang Su Văn. (Ảnh: Nguyễn Trọng Sơn).

Muốn đi chinh phục cột mốc 79, bạn phải liên hệ trước và xin giấy phép của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu và sau đó qua đồn biên phòng Vàng Ma Chải nằm cách Sa Pa 140km để làm thủ tục cần thiết.

Hành trình chinh phục cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam - 2

Trên đường chinh phục cột mốc 79. (Ảnh: Đức Hùng).

Huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu là huyện có vùng rừng núi hiểm trở bậc nhất Tây Bắc và cột mốc 79 nằm trong khu rừng hoang sơ và bí ẩn nên trước khi bắt đầu hành trình, đoàn chúng tôi đã liên hệ và nhờ những người dân bản địa dẫn đường.

Hành trình chinh phục cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam - 3

Tổng quãng đường đi và về từ đồn biên phòng lên tới cột mốc chưa tới 20km. (Ảnh Đức Hùng).

Tổng quãng đường đi và về từ đồn biên phòng lên tới cột mốc chưa tới 20km nhưng chúng tôi phải mất tới 2 ngày 1 đêm để vượt qua, điều đó cho thấy cung đường đi khó khăn chừng nào.

Hành trình chinh phục cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam - 4

Hành trình chinh phục cột mốc mất tới 2 ngày 1 đêm. (Ảnh: Đức Hùng).

Hành trình chinh phục cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam - 5

Ăn tối tại khu lán nghỉ ở độ cao 2600m.

Băng qua các con suối nhỏ và khu rừng thảo quả, rừng trúc, rừng gỗ cây lớn phủ đầy rong rêu, chúng tôi đến được với khu lán để ngủ đêm và chuẩn bị cho ngày hôm sau đi lên cột mốc 79.

Hành trình chinh phục cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam - 6

Trời sương mù dày đặc. (Ảnh: Đức Hùng)

Thời tiết trên núi thay đổi liên tục. Ngày đầu tiên của hành trình trời nắng nóng nhưng ngay đêm đó có mưa to và ngày thứ hai khi chúng tôi đi từ lán lên cột mốc 79 trời mưa và sương mù dày đặc cả ngày.

Hành trình chinh phục cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam - 7

Nhiều đoạn dốc cao, trơn trượt. (Ảnh: Thu Lai).

Dốc 3h là con dốc mà dân địa phương leo mất khoảng 3 giờ, dân leo núi bình thường leo mất 4-5 giờ. Đường trơn, dốc cao dựng đứng liên tục. Địa hình có nhiều đất đá, chúng tôi phải chia tách ra, không leo cùng lúc với nhau để tránh đá lở.

Đoạn đường từ lán nghỉ lên tới cột mốc là quãng đường khó khăn nhất với con dốc cao gần như dựng đứng và dài như bất tận cùng thời tiết không thuận lợi làm cho chuyến đi của chúng tôi gian nan hơn nhiều.

Hành trình chinh phục cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam - 8

Đoạn đường lên mốc rậm rạp, các porters phải đi trước mở đường. (Ảnh: Đức Hùng).

Đoạn đường lên mốc ít người đi nên rất rậm rạp, các porters đi trước phải dùng dao chặt cành cây để mở đường cho chúng tôi đi. Địa hình có nhiều đất đá chúng tôi phải chia tách ra, không leo cùng lúc với nhau để tránh đá lở.

Hành trình chinh phục cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam - 9

Đoạn đường chinh phục cột mốc băng qua những khu rừng cổ thụ tuyệt đẹp. (Ảnh: Trần Minh Thoa).

Hành trình chinh phục cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam - 10

Khu rừng cổ thụ với những thân cây to, rong rêu có tuổi đời vài trăm năm. Sương mù che kín tầm mắt cùng tiếng gió rít mạnh và tiếng nước suối rì rào làm cho khu rừng càng thêm ma mị.

Hành trình chinh phục cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam - 11

Cột mốc biên giới 79.

Sau gần 4h30 phút leo liên tục, cột mốc 79 linh thiêng hiện ra giữa đất trời biên cương của tổ quốc. Cảm giác vỡ òa hạnh phúc vì đã vượt qua được những chặng đường cực kỳ khó khăn mà nhiều thành viên trong đoàn chưa từng trải qua.

Hành trình chinh phục cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam - 12

Trên đỉnh Khang Su Văn - đỉnh núi cao thứ 5 Việt Nam.

Lúc này trời bắt đầu mưa và có gió mạnh, thời tiết khá lạnh với nhiệt độ khoảng 5-6 độ c nên sau khi chụp ảnh cùng cột mốc, chúng tôi nhanh chóng leo lên đỉnh Khang Su Văn, cách cột mốc khoảng 200m. Đây là ngọn núi cao thứ 5 Việt Nam.

Không gì tuyệt vời hơn là trên hành trình chinh phục và khám phá vẻ đẹp của đất nước chúng tôi có dịp ghé thăm cột mốc 79 linh thiêng, đang làm nhiệm vụ giữ gìn biên giới lãnh thổ và chủ quyền của tổ quốc.

  • Ngồi 'tuk tuk phiên bản Việt', dạo chơi vùng đất thanh bình ven sông Mekong
    Dạo chơi tại xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) du khách được ngồi xe tuk tuk qua "hàng cây Sáu Đấu", thăm nhà cổ hơn 100 tuổi, tự tay làm bánh dừa Giồng Luông...
  • Sông Lam, mùa săn cá trích mòi ‘nửa sông, nửa biển’
    Khi mưa phấn giăng cùng với hoa xoan nở tím bồng bềnh như mây cũng là thời điểm từng đoàn cá trích mòi từ biển di cư ngược lên các dòng sông để sinh sản. Đây được xem là lộc trời cho cư dân vùng ven sông Lam.
  • Hành trình chinh phục biển mây Đà Lạt mộng mơ và những khoảnh khắc khó quên
    Sau nhiều lần bỏ công đi săn mây Đà Lạt đều bị thất bại, nữ du khách cảm thấy vui mừng, phấn khởi khi có lần săn mây thành công ngoài mong đợi ở “thành phố ngàn hoa”.
  • 48h đưa bà ngoại đi khắp xứ Huế
    Dù đã có nhiều chuyến du lịch, đặt chân đến những miền đất mới, nhưng chuyến du lịch lần đầu tiên cùng bà ngoại đã mang đến cho nữ du khách những cảm xúc khó quên. Thời gian bên cạnh người thân yêu của mình, du khách đã có những phút giây đậm vị tình thân.
  • Lung Ngọc Hoàng - 'Lá phổi xanh' của miền Tây
    Năm 1999, bác Sáu Dân (Thủ tướng Võ Văn Kiệt) ghé thăm Lung Ngọc Hoàng. Sau khi đi thực tế, về làm việc, bác Sáu Dân căn dặn: Đây là mảnh rừng rất quý, là lá phổi xanh cho cả đồng bằng cần phải bảo tồn”, anh Trần Bé Em, Trưởng Phòng Khoa học và Bảo tồn Lung Ngọc Hoàng, nhớ lại. Và sau chuyến ghé thăm đó của bác Sáu Dân, cái tên Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) được định danh đến nay.
  • Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn sâu trong rừng xanh Mường Phăng
    Sở Chỉ huy chiến dịch ẩn khuất trong rừng Mường Phăng, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh quan trọng dẫn tới thắng lợi Điện Biên Phủ.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hành trình chinh phục cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO