Cầu Rồng tạo nên điểm nhấn cho du lịch Đà Nẵng. thu hút đông đảo du khách đến xem rồng phun lửa.
Cầu Rồng được khởi công xây dựng ngày 19/7/2009, sau gần 4 năm thi công cầu Rồng được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 29/3/2013. Cầu Rồng có chiều dài 666,5 mét, nặng gần 9.000 tấn, 6 làn xe, 5 nhịp, hai làn đường dành cho người đi bộ với tổng vốn đầu tư 1.739 tỷ đồng. Cầu Rồng bắc qua Sông Hàn tại vị trí rất đắc địa, nối sân bay Đà Nẵng với bãi biển tuyệt đẹp.
Cầu Rồng có kiến trúc độc đáo mô phỏng hình con rồng thời Lý mạnh mẽ vươn ra biển, trở thành điểm nhấn quan trọng, là biểu tượng kiến trúc của thành phố. Nét đặc trưng của cầu dễ phân biệt đó là mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng một con rồng bay qua sông Hàn, hướng ra biển. Đây được cho là thiết kế độc đáo chưa từng có trên thế giới về kết cấu chịu lực là sự kết hợp giữa dầm thép, vòm thép và dầm bê tông.
Điểm nổi bật nữa của cầu Rồng là du kah1ch có thể chiêm ngưỡng rồng phun lửa, phun nước vào mỗi tối thứ 6, thứ 7, chủ nhật lúc 21h. Một cảnh tượng rất đẹp mà du khách không nên bỏ qua.
Cầu Rồng nhìn từ trên bờ.
Tự hào là “con Rồng, cháu Tiên”, một mô phỏng của hình dáng Rồng sẽ mang lại niềm tự tin cho cư dân địa phương. Thêm nữa, Long và Phụng là hai linh vật trong tâm niệm của người Á Đông, nếu nhìn sang cầu Trần Thị Lý mới, du khách sẽ thấy hình dáng của chim Phụng với 2 sải cánh bay bổng và thân mình hướng lên trên. Thêm một linh vật Rồng sẽ tô điểm thêm cho cảnh quan và niềm tự hào nơi mảnh đất này.
Cầu quay sông Hàn được người dân và du khách biết đến là cây cầu có thiết kế độc đáo vì có thể xoay 90 độ. Dù vậy, thời khắc cầu Sông Hàn quay không phải ai cũng có dịp được trực tiếp nhìn ngắm vì hoạt động này diễn ra khá khuya.
Cầu quay đầu tiên và cũng là duy nhất tại Việt Nam.
Ban đầu, cây cầu được thiết kế với hệ thống quay nhằm mục đích phục vụ giao thông đường thủy, giúp cho tàu lớn thuận tiện qua lại. Lâu dần, cây cầu trở thành một địa chỉ hút khách về đêm như một biểu tượng của TP. Đà Nẵng.
Cầu quay Sông Hàn là chiếc cầu quay đầu tiên của cả nước, khánh thành năm 2000. Cầu có chiều dài 487,7m và rộng 12,9m, gồm 11 nhịp nối liền hai tuyến đường trung tâm.
Ngoài mục đích giao thông, cầu sông Hàn còn có giá trị to lớn về mặt thẩm mỹ mà nhiều người nói rằng, nó đẹp như một bức tranh vẽ giữa lòng thành phố. Chiếc cầu quay đặc biệt này do đội ngũ chuyên gia, kỹ sư Việt Nam thiết kế, thi công giai đoạn 1998 – 2000. Điều đáng nói hơn nữa là kinh phí xây dựng Cầu Sông Hàn được sự ủng hộ, đóng góp của nhân dân thành phố chiếm 30% trong tổng số kinh phí xây dựng là 117 tỷ đồng.
Trục xoay đã đưa nhịp cầu ở giữa lệch khỏi mặt cầu. Ảnh: Hữu Tú
Để ghi nhận sự đóng góp của nhân dân thành phố, tên của những người có nhiều đóng góp xây cầu được khắc vào bảng đồng, gắn trang trọng trên thành cầu phía đường Bạch Đằng.
Cầu Trần Thị Lý được thiết kế độc đáo với tạo hình và định vị cho trụ tháp chính cao 145 mét nghiêng 12 độ về phía Tây gồm 3 mặt dây phẳng.
Cầu Trần Thị Lý vốn là cầu đường sắt, thời Pháp thuộc cầu được gọi là De Lattre de Tassigny, sau đó đổi tên thành cầu Trịnh Minh Thế, nằm cách cầu Nguyễn Văn Trỗi khoảng 20m về phía thượng lưu. Sau năm 1975, cầu được đặt tên là cầu Trần Thị Lý, và được nâng cấp thành cầu đường bộ, cùng với cầu Nguyễn Văn Trỗi làm nhiệm vụ thông thương, nối liền hai bờ sông Hàn.
Cầu rất đẹp, đặc biệt là về đêm, muôn ngàn màu sắc làm rực rỡ cả một dòng sông.
Điểm đặc biệt trong sơ đồ kết cấu của công trình cầu Trần Thị Lý chính là trụ tháp đơn, nghiêng 120 nhưng không có thiết kế dạng ngàm cứng như các cầu dây văng thông thường, mà được liên kết cứng với dầm mặt cầu và tựa trên trụ S5 thông qua gối cầu hình chỏm cầu với sức chịu tải lên đến 25 nghìn tấn, là tải trọng lớn nhất thế giới hiện nay, để giảm kích thước bệ móng, tiết kiệm vật liệu.
Nhiều công nghệ mới, hiện đại được ứng dụng trong quá trình thi công cầu Trần Thị Lý như: thi công dầm hộp bằng công nghệ đà giáo đẩy, ván khuôn trượt; thi công lắp đặt gối chậu có tải trọng thuộc loại lớn nhất trên thế giới.