Sau những lùm xùm xoay quanh vấn đề ly hôn và giành quyền nuôi con giữa Diệp Lâm Anh và chồng cũ. Tiếp nối bài trẻ lời phỏng vấn một trang tin từ mẹ chồng, Diệp Lâm Anh mới đây viết tâm thư gửi đến con trai sau khi mẹ chồng cũ khẳng định cô là nguồn cơn của đổ vỡ gia đình.
Cụ thể, Diệp Lâm Anh viết:
"Gửi con trai của mẹ, BBoy
Khi sinh con ra đời, mẹ đã tự dặn mình không bao giờ được làm 2 điều: Đánh chừa cái bàn nếu con vấp phải nó và giải thích với mọi người rằng “cháu còn bé đã biết gì đâu…”
Mẹ biết đó là tình thương, sự thiên vị mà nhiều người phụ nữ sẽ dành cho con. Nhưng mẹ không cho phép mình làm thế. Vì mẹ muốn BBoy của mẹ phải trở thành một người đàn ông trưởng thành, mạnh mẽ. Người đàn ông đó sẽ phải được dạy chịu "CHỊU TRÁCH NHIỆM" khi chân mình va phải chiếc bàn, phải hiểu rằng đó là lỗi của mình"...
Trong bài viết gửi cho con trai, Diệp Lâm Anh khẳng định bản thân cô sẽ không bao che cho sai lầm của con mình, bản thân cô sẽ cố gắng nuôi dạy đứa trẻ trở thành người dàn ông thực sự, cô sẽ không bao che cho sai lầm của con mình.
Theo Diệp Lâm Anh, "Con phải tự xử lý những rắc rối mình gây ra. Cuối cùng, con phải luôn biết cách nói sự thật. Làm được như vậy, nghĩa là con sẽ có danh dự và uy tín - thứ quan trọng nhất trên cuộc đời này".
Diệp Lâm Anh và hai con.
Thực tế, bố mẹ yêu thương và che chở con là hoàn toàn đúng, bởi sự quan tâm của bố mẹ giúp trẻ cảm thấy an toàn, có niềm tin vào bản thân, và phát triển tốt hơn về mặt tâm lý, xã hội và học tập. Ngoài ra, sự che chở của bố mẹ cũng giúp trẻ hình thành những giá trị về tình cảm, lòng nhân ái và trách nhiệm.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng sự yêu thương và che chở không nên trở thành việc làm cho trẻ trở nên quá phụ thuộc vào bố mẹ, khiến trẻ phát triển lệch lạc về tính cách và không có khả năng tự lập.
Hiện nay, không ít phụ huynh vì quá yêu thương, nuông chiều con nên dễ mắc một số sai lầm trong quá trình nuôi dạy con, khiến đứa trẻ trưởng thành không biết tự chịu trách nhiệm cho lỗi lầm hay cuộc sống của chính mình.
Đỗ lỗi cho người khác khi con phạm lỗi - "Không sao đâu để mẹ đánh cái bàn cho con"
Thực tế, không ít người đã từng chứng kiến cảnh tượng quen thuộc này: Một đứa trẻ vấp ngã và đau, bố mẹ hoặc ông bà lập tức lao ra, xúm xít dỗ dành, cưng nựng và liên tục bảo trẻ rằng: "Cái bàn này làm em đau!" hay "Không sao đâu để mẹ đánh cái bàn cho con"
Trong một số trường hợp, bố mẹ lại tự đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác hoặc cho bất kỳ lý do nào khác mà không bao giờ chấp nhận trách nhiệm, hay dạy con cách bước qua chướng ngại vật, tự đứng dậy sau té ngã.
Nếu khi còn nhỏ, đứa trẻ được nuôi dưỡng mầm mống thích đổ thừa cho hoàn cảnh phía trong con. Điều này dẫn đến khi trẻ lớn lên, trẻ thường đổ lỗi cho người khác thay vì chấp nhận trách nhiệm của mình. Ví dụ như khi trẻ bị điểm kém, sẽ đổ lỗi cho giáo viên vì đề quá khó mà không suy nghĩ liệu mình đã học đủ chăm chỉ chưa.
Điều này cũng có thể áp dụng cho những trường hợp trọng đại hơn, như khi xây dựng một công trình, nếu xảy ra sai phạm thì người này đổ lỗi cho người kia thay vì chấp nhận trách nhiệm của mình.
Bao biện cho lỗi lầm của con - "Trẻ con thì có biết gì đâu"
Câu cửa miệng "Trẻ con thì có biết gì đâu!" có vẻ như là một thói quen phổ biến của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, việc sử dụng câu này có thể nuôi dưỡng lên sự ương bướng, khó bảo, không phân biệt đúng sai, thậm chí là tư tưởng coi trời bằng vung của trẻ nhỏ.
Có lẽ nhiều người đã từng chứng kiến cảnh tượng một đứa trẻ gây ồn ào, phá phách ở nơi công cộng, trong khi bố mẹ không kiềm chế được con mình, mà còn không dạy trẻ cách xin lỗi những người xung quanh. Thậm chí, khi được nhắc nhở, bố mẹ lại tỏ thái độ bênh vực và coi đó là chuyện đương nhiên và "Trẻ con thì không biết gì".
Tuy nhiên, hành vi này không chỉ làm phiền người khác mà còn có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ. Khi bố mẹ không dạy trẻ cách cư xử đúng mực và tôn trọng người khác, trẻ có thể trưởng thành với tư tưởng coi thường người khác và coi hành vi gây phiền phức là điều bình thường.
Bao bọc, nuông chiều con quá mức - "Có bố mẹ lo hết cho con rồi!"
Câu nói "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha" đã trở thành một tình cảm chân thật của nhiều bố mẹ Việt, bởi phụ huynh nào cũng luôn muốn bảo vệ và chăm sóc con cái mình một cách tốt nhất.
"Có bố mẹ lo hết cho con rồi!" là một câu nói thường được sử dụng để miêu tả tình trạng bố mẹ nuông chiều, bao bọc con cái quá mức. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ không biết tự lập và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, đồng thời cũng khiến trẻ trở nên ích kỷ và khó tính.
Việc lo lắng và chăm sóc cho con là điều tất yếu của bố mẹ, nhưng khi đưa ra quá nhiều quy định và giới hạn cho trẻ, bố mẹ có thể khiến con cảm thấy bị kìm hãm và không tự do. Thay vì làm thay cho con mọi việc và không cho phép con tự lập, bố mẹ cần dạy trẻ cách tự giác và tự lực. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng tự lập, trách nhiệm và kiên trì trong cuộc sống.
Theo Người đưa tin