Hãy tưởng tượng cảnh hai vợ chồng: một người đang đeo tai nghe, đắm chìm trong công việc của mình trong khi người kia đang ở phòng khách và miệt mài đọc một cuốn tiểu thuyết. Họ ở bên nhau nhưng mỗi người lại ở thế giới riêng của mình.
Họ có thể dành thời gian cho nhau nhưng mối quan hệ lại giống như bạn cùng phòng chia sẻ không gian hơn là bạn đời. Điều đó có thể tạo ra khoảng cách thay vì sự gần gũi giữa hai vợ chồng.
1. Thiếu giao tiếp
Việc hai người dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động cá nhân mà không nỗ lực chia sẻ và nói về những trải nghiệm, suy nghĩ hoặc cảm xúc của mình có thể tạo ra khoảng cách giao tiếp, giảm dần các cuộc trò chuyện có ý nghĩa. Việc thiếu tương tác này có thể cản trở sự gần gũi về mặt cảm xúc, khiến việc duy trì mối quan hệ bền chặt, gắn kết trở nên khó khăn.
Cách xử lý: Vợ chồng thường xuyên chia sẻ cảm xúc và sở thích của mình, giúp duy trì "cầu nối" giao tiếp, củng cố sự gần gũi về mặt cảm xúc và sự hiểu biết.
2. Cảm thấy cô đơn
Mặc dù hai người ở cùng một không gian nhưng mỗi người có một mối quan tâm riêng, điều này nếu diễn ra thường xuyên có thể khiến bạn cảm thấy cô đơn, vợ chồng không có trải nghiệm chung hoặc thời gian chất lượng bên nhau.
Cách xử lý: Lên kế hoạch cho các buổi tối hẹn hò, chia sẻ sở thích chung hoặc cùng làm các hoạt động đơn giản như nấu ăn, xem phim… Điều này không chỉ làm giảm cảm giác cô đơn mà còn củng cố mối quan hệ bằng cách tạo ra những kỷ niệm chung.
3. Giận dỗi
Việc mỗi người có mối quan tâm riêng, ít giao tiếp với nhau có thể dẫn đến sự giận dỗi vì cảm giác bị bỏ rơi hoặc bị coi thường, vì người này có thể nhận thấy rằng sở thích hoặc nhu cầu của mình là thứ yếu với người kia.
Cách xử lý: Vợ chồng cân bằng giữa thời gian riêng tư và thời gian dành cho nhau để hai người đều cảm thấy được coi trọng và quan trọng.
4. Giảm sự thân mật
Khi hai vợ chồng không dành đủ thời gian kết nối về mặt tình cảm, điều này tự nhiên có thể dẫn đến việc giảm sự gần gũi và tình cảm về mặt thể chất, làm căng thẳng thêm mối quan hệ.
Cách xử lý: Cần thêm nhiều sự gần gũi về mặt thể xác vào thói quen của hai bạn như nắm tay nhau thường xuyên hơn, ôm nhau hoặc đảm bảo cả hai đi ngủ cùng một lúc.
5. Hiểu lầm gia tăng
Khi hai vợ chồng dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động riêng biệt, họ có thể bỏ lỡ những tín hiệu tinh tế hoặc làm thay đổi tâm trạng và cảm xúc của nhau, dẫn đến sự mất kết nối, gây ra xung đột và hiểu nhầm.
Cách xử lý: Cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng cách lắng nghe nhau một cách tích cực và xác nhận cảm xúc trước khi phản hồi. Cân nhắc thiết lập quy tắc "không ngắt lời" trong các cuộc trao đổi để đảm bảo vợ chồng đều cảm thấy được lắng nghe.
5 dấu hiệu cho thấy mối quan tâm riêng giúp ích cho mối quan hệ vợ chồng
1. Tôn trọng không gian
Vợ chồng cần tôn trọng nhu cầu về không gian cá nhân của nhau, để không bên nào cảm thấy bị hạn chế nhu cầu của bản thân hay sự cô đơn.
2. Sự hài lòng được nâng cao
Bằng cách duy trì sự cân bằng giữa các hoạt động chung và hoạt động cá nhân, mỗi người đều cảm thấy thỏa mãn và ít có khả năng gặp phải xung đột về cách sử dụng thời gian. Sự hài lòng này là "chìa khóa" để nuôi dưỡng một mối quan hệ bền vững và hạnh phúc.
3. Niềm vui chung
Khi hai vợ chồng nhiệt tình tham gia thảo luận về sở thích của mình sẽ làm sâu sắc thêm mối liên hệ tình cảm giữa họ.
4. Tăng cường hỗ trợ
Việc khuyến khích sở thích của nhau cho thấy cam kết sâu sắc đối với hạnh phúc và sự phát triển cá nhân của người kia. Điều này có thể củng cố đáng kể mối quan hệ vợ chồng.
5. Tương tác cân bằng
Sự cân bằng giữa những trải nghiệm chung và riêng đảm bảo rằng không bên nào cảm thấy bị bỏ qua hoặc quá phụ thuộc, tạo ra một môi trường lành mạnh, nơi cả trải nghiệm chung và sở thích cá nhân đều có thể phát triển.
Theo Phụ nữ Việt Nam