Dòng người xuyên đêm đi lễ chùa Hương trong ngày đầu mở cửa trở lại

13/03/2021 10:29

Ngay từ sáng sớm ngày 13/3, nhiều du khách đã đổ về chùa Hương để tham quan và đi lễ, một số du khách thức xuyên đêm đổ về đây từ 3 giờ sáng.

Chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chính thức mở cửa đón khách trở lại từ 5 giờ sáng, nhiều người dân đã đổ về đây đi lễ, tham quan từ sáng sớm. Đa số du khách và lái đò đều đeo khẩu trang và thực hiện sát khuẩn tay và khai báo y tế đầy đủ.

Hội chùa Hương được tổ chức muộn hơn so với mọi năm khoảng 1 tháng bởi dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp.

Ngày chùa Hương mở cửa trở lại, đây là niềm vui lớn của người dân khu vực xã Hương Sơn đặc biệt là những người lái đò, các cửa hàng buôn bán.

Bà Trịnh Thu Hằng (một lái đò chùa Hương) dậy từ 4 giờ sáng ra bến thuyền chuẩn bị đón khách chia sẻ: "Ngày chùa Hương mở cửa trở lại đây mới đúng là "Tết" của người dân xã Hương Sơn. Ai nấy đều vui mừng vì được chở khách, buôn bán trở lại".

Cùng niềm vui với bà Hằng, Anh Trần Trung Sơn một tiểu thương chuyên bán hoa quả và đồ lễ dọc suối Yến chia sẻ: "Hôm nay ai nấy đều rất phấn khởi, nhiều lái đò đã ra bến từ 5h sáng để chở khách. Như gia đình tôi cũng đã chuẩn bị xong các đồ hoa quả, đồ lễ để phục vụ người dân về đây trẩy hội".

Chị Nguyễn Thúy Quỳnh (Hà Nội) đến chùa Hương từ 3h sáng chia sẻ: "Gia đình tôi đi chùa Hương có 5 người, có cả người lớn và trẻ em. Gia đình biết chùa Hương mở cửa qua chương trình thời sự và chủ động đi sớm để tránh lúc đông người".

Dòng người xuyên đêm đi lễ chùa Hương trong ngày đầu mở cửa trở lại - 1

Từ 5h sáng ngày 13/3, một số du khách có mặt tại các bến đò để chuẩn bị đi vào chùa Hương tham quan, đi lễ.

Dòng người xuyên đêm đi lễ chùa Hương trong ngày đầu mở cửa trở lại - 2

Người lái đò đeo đèn chuẩn bị đón khách xuống thuyền.

Dòng người xuyên đêm đi lễ chùa Hương trong ngày đầu mở cửa trở lại - 3

Những người dân đang xuống đò đi vãn cảnh chùa khi trời chưa sáng.

Dòng người xuyên đêm đi lễ chùa Hương trong ngày đầu mở cửa trở lại - 4

Cửa hàng viết sớ chữ nho bắt đầu có những vị khách đầu tiên.

Dòng người xuyên đêm đi lễ chùa Hương trong ngày đầu mở cửa trở lại - 5

Nhiều du khách chọn đi vào buổi sáng sớm vì tầm này vắng, không bị quá đông đúc.

Dòng người xuyên đêm đi lễ chùa Hương trong ngày đầu mở cửa trở lại - 6

Phí tham quan thắng cảnh kèm phí bảo hiểm là 80.000 đồng/người/lượt. Tuy nhiên, giá thu đối với người già, trẻ nhỏ là 40.000 đồng/người/lượt. Giá dịch vụ thuyền, đò là 50.000 đồng/người (ra vào) đối với tuyến Hương Tích; 35.000 đồng/người (ra vào) với tuyến Long Vân - Tuyết Sơn.

Dòng người xuyên đêm đi lễ chùa Hương trong ngày đầu mở cửa trở lại - 7

Người dân dâng lễ tại đền Trình Ngũ Nhạc trước khi đi sâu vào bên trong chùa Hương.

Dòng người xuyên đêm đi lễ chùa Hương trong ngày đầu mở cửa trở lại - 8

Một nhóm du khách đến từ Hải Phòng vào lễ đền.

Dòng người xuyên đêm đi lễ chùa Hương trong ngày đầu mở cửa trở lại - 9

Nhiều du khách chuẩn bị hoa quả, hương hoa vào chùa Hương đi lễ.

Dòng người xuyên đêm đi lễ chùa Hương trong ngày đầu mở cửa trở lại - 10

Khu di tích Hương Sơn không tổ chức lễ hội, chỉ tổ chức đón khách đáp ứng nhu cầu tâm linh của khách tham quan và đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh an toàn.

  • Bức ảnh ‘cổng trời’ tại Việt Nam gây sốt mạng xã hội
    Bức ảnh “cổng trời” tại Việt Nam đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Bức ảnh này không chỉ thu hút được lượt tương tác cao mà còn khiến nhiều người thắc mắc đây là ở đâu và người chụp là ai?
  • Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm
    Chưa đến cuối tháng 11 nhưng du khách và người dân Hà Nội đã háo hức lên phố Hàng Mã mua đồ, dạo chơi và chụp ảnh.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Chiêm ngưỡng hai thành phố đẹp như mơ ở Malaysia
    Đến Malaysia, không ghé thăm hai thành phố Malacca và Putrajaya sẽ là khuyết điểm lớn. Nếu Malacca mang vẻ đẹp cổ kính bởi đền đài, thành quách thì Putrajaya lại được biết đến là thành phố mới, thông minh và sôi động.
  • 10 sự thật thú vị về văn hóa Malaysia mà bạn nên biết
    Quê hương của đối thủ tuyển Việt Nam tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 có vua sầu riêng, nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa và... đi vệ sinh với phong cách ngồi xổm.
  • Tham quan lăng tẩm vị Hoàng đế thứ 9 của triều Nguyễn
    Được xây dựng trải qua 4 đời vua, lăng của vị vua Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Dòng người xuyên đêm đi lễ chùa Hương trong ngày đầu mở cửa trở lại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO