Đồng Nai: Sớm tiêm vaccine COVID-19 cho người bệnh tâm thần

Bảo Loan| 10/09/2021 20:50

Chiều 10/9, Tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Tâm thần TƯ 2 và Viện Pháp Y tâm thần Trung ương Biên Hòa (Tổ công tác) đã có buổi làm việc với các đơn vị y tế tỉnh Đồng Nai về các phương án phòng, chống dịch và điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19.

Đồng Nai: Sớm tiêm vaccine cho người bệnh tâm thần nhiễm COVID-19 - Ảnh 1.

Th.S Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Bảo Loan

Tại buổi làm việc, đại diện Sở Y tế Đồng Nai cho biết, phương án khống chế dịch tốt nhất đối với bệnh nhân COVID-19 tâm thần chính là vaccine, ngành y tế Đồng Nai sẽ ưu tiên tiêm cho các đối tượng tâm thần, pháp y, phạm nhân và lực lượng chức năng.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Võ Thành Đông - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TƯ 2 cho biết, ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại BV Tâm thần TƯ 2 được phát hiện vào ngày 26/8, đến nay Bệnh viện Tâm thần TƯ 2 đã có 225 F0, trong đó có 8 F0 là nhân viên y tế. Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hòa có 90 F0, trong đó có 4 F0 là nhân viên y tế. Đơn vị đã thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị COVID-19 tại Khoa Nhi thuộc Bệnh viện, với công suất 30 giường, dự kiến nâng lên 50 giường.

Cũng theo BSCKII Võ Thành Đông, khó khăn nhất hiện nay chính là vấn đề vaccine, bởi không có cách nào khác có thể bảo vệ bệnh nhân tâm thần bằng vaccine. Do đó, đại diện lãnh đạo Bệnh viện Tâm thần TƯ 2 đề xuất Bộ Y tế sớm có phương án hỗ trợ, điều phối vaccine về Đồng Nai. Ngoài ra, đơn vị cũng đề xuất tăng cường kinh phí hỗ trợ phòng, chống dịch, thiết bị, bảo hộ, xét nghiệm, hỗ trợ người tham gia chống dịch.

Trước những khó khăn trên, tại buổi làm việc, Th.S Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế đề nghị các đơn vị y tế tỉnh Đồng Nai tập trung 6 nhóm vấn đề về phòng, chống dịch và điều trị COVID-19 tại Đồng Nai. Cụ thể: Thứ nhất, chú trọng khoanh vùng, cách ly F0, đặc biệt F0 là đối tượng tâm thần; Thứ hai, tập trung tổ chức điều trị cho F0 bị tâm thần bởi các bệnh nhân này có nguy cơ trở nặng rất lớn; Thứ ba, gấp rút thiết lập trung tâm điều trị COVID-19 cho bệnh nhân tâm thần; Thứ tư, tăng cường hỗ trợ hậu cần như trang thiết bị cấp thiết, thuốc điều trị đối với bệnh nhân tâm thần; Thứ năm, ưu tiên tiêm vaccine cho các đối tượng này; Thứ sáu là bảo vệ bằng được những nơi đang là "vùng xanh", những khu vực không có ca nhiễm, để từ đó, tập trung nguồn lực tiếp tục điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là bệnh nhân COVID-19 tâm thần.

Đối với F0 điều trị theo các khoa, Th.S Nguyễn Trọng Khoa đề nghị phân nhóm đối tượng ra trong từng khoa theo các mức nguy cơ thấp, cao, rất cao theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Lực lượng Y tế để cần theo dõi sát các nhóm này để can thiệp y tế kịp thời, hạn chế chuyển biến nặng. Phải có phương án cho thời gian tới để chủ động thành lập đơn vị hồi sức tích cực dành riêng cho những bệnh nhân tâm thần trở nặng và cần chăm sóc hồi sức tích cực. Về lâu dài, ngành y tế Đồng Nai cần chú trọng phủ rộng vaccine, tiến tới đạt miễn dịch cộng đồng. Song song đó là bảo toàn lực lượng, thực hiện quy trình sàng lọc, phân luồng, cách ly để tiếp tục bảo vệ "vùng xanh", những khu vực chưa có F0.

Bảo Loan

Điều dưỡng ở Trung tâm Hồi sức tích cực: Bón ăn cho bệnh nhân COVID-19 nặng 7 bữa/ngày, tắm gội cũng phải đúng giờĐiều dưỡng ở Trung tâm Hồi sức tích cực: Bón ăn cho bệnh nhân COVID-19 nặng 7 bữa/ngày, tắm gội cũng phải đúng giờ

SKĐS - Tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc BV TƯ Huế tại TP Hồ Chí Minh, bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch có một quy trình chăm sóc đặc biệt, từ miếng ăn, giấc ngủ đến các bữa phụ, các bài tập thở… đều đúng giờ, đảm bảo khoa học.



Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Đồng Nai: Sớm tiêm vaccine COVID-19 cho người bệnh tâm thần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO