Doanh thu xuất khẩu vũ khí của Mỹ tăng 49% trong năm tài khóa 2022

27/01/2023 12:55

Trong năm tài khóa 2022, doanh thu đến từ bán vũ khí của Mỹ đã tăng 49%, đạt mốc 205,6 tỷ USD.

Theo Reuters, trong ngày 26/1, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo về doanh thu xuất khẩu vũ khí của nước này trong năm tài khóa 2022. So với năm 2021, doanh thu đến từ việc bán khí tài của Washington đã tăng 49%, từ 138 tỷ USD lên 205,6 tỷ USD.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, các thương vụ đáng chú ý trong năm vừa qua bao gồm: hợp đồng chuyển giao tiêm kích F-15ID trị giá 13,9 tỷ USD cho Indonesia, hợp đồng chuyển giao chiến hạm trị giá 6,9 tỷ USD cho Hy Lạp và thương vụ bán xe tăng M1A2 Abrams trị giá 6 tỷ USD cho Ba Lan.

Trong đó, tập đoàn General Dynamics là đơn vị phụ trách sản xuất xe tăng Abrams, Boeing đảm nhận đơn hàng tiêm kích F-15, Lockheed Martin chịu trách nhiệm đóng tàu.

Xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ trong một cuộc tập trận. Ảnh: Reuters


Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, có hai cách để một chính phủ nước ngoài có thể mua được vũ khí của Washington. Cách đầu tiên là đàm phán trực tiếp với một nhà thầu quân sự của Mỹ, cách thứ hai là thông qua kênh thương vụ quân sự - tức một chính phủ đặt yêu cầu với sứ quán Mỹ ở thủ đô nước này. Tuy vậy, tất cả thương vụ mua bán vũ khí đều cần được chính phủ Mỹ phê duyệt nếu muốn triển khai.

Trong năm tài khóa 2022, doanh thu bán hàng trực tiếp của các tập đoàn quân sự Mỹ tăng 48,6% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 103 tỷ USD lên 153,7 tỷ USD. Cùng khoảng thời gian này, doanh thu từ các thương vụ do chính phủ đảm nhận tăng 49,1%, từ 34,8 tỷ USD lên 51,9 tỷ USD.

Việt Dũng

Bài liên quan
  • Tại sao tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal không thể bị ngăn chặn?
    Là loại vũ khí được đích thân Tổng thống Mỹ Joe Biden công nhận là không thể ngăn chặn ở thời điểm hiện tại, tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal xứng đáng là vũ khí sẽ đảm bảo an ninh chiến lược của Nga trong nhiều thập niên tới. Vậy tại sao tên lửa Kh-47M2 Kinzhal lại không thể bị ngăn chặn?
  • “NATO nhỏ” ở Bắc Âu
    Kế hoạch thiết lập một hệ thống phòng không Bắc Âu thống nhất mà 4 nước Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Đan Mạch công bố mới đây, được ví như việc thành lập một “NATO nhỏ” trong bối cảnh Thụy Điển và Phần Lan đang trong quá trình gia nhập NATO.
  • Hải quân Mỹ và tham vọng tạo ra lá chắn tên lửa bằng laser
    Nhiều năm qua, Hải quân Mỹ đã tập trung nguồn lực cho một số chương trình phát triển vũ khí laser tiềm năng dành cho tương lai. Chúng được kỳ vọng tạo ra lớp phòng thủ mới kết hợp với các loại vũ khí truyền thống giúp Hải quân Mỹ tiếp tục thống trị các đại dương.
  • Quân sự thế giới hôm nay (26-3): Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus
    Quân sự thế giới hôm nay (26-3) có những tin đáng chú ý sau: Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus; Singapore tiếp tục tăng cường năng lực quốc phòng; phiến quân Houthis tấn công đoàn hộ tống Bộ trưởng Quốc phòng Yemen.
  • Cách người Nga tạo ra 'xe tăng nhảy dù' Sprut-SDM1
    Là phương tiện được phát triển với mục tiêu tạo ra phương tiện chiến đấu trọng lượng nhẹ, nhưng phải có hỏa lực mạnh đáp ứng yêu cầu tác chiến sâu trong hậu tuyến đối thủ, đó chính là những đặc điểm có thể nhận ra trên dòng pháo tự hành đa dụng hay xe tăng hạng nhẹ Sprut-SDM1 của Nga.
  • Trung Quốc nói 'cảnh báo' tàu Mỹ ở Biển Đông, Washington bác bỏ
    Quân đội Trung Quốc tuyên bố đã phát cảnh báo với tàu khu trục Mỹ hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa, nhưng Hạm đội 7 bác thông tin.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Doanh thu xuất khẩu vũ khí của Mỹ tăng 49% trong năm tài khóa 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO