Doanh nghiệp bán lẻ phải nhập cuộc thương mại điện tử

HAI LAM (tổng hợp)| 12/02/2022 08:29

Đại dịch COVID-19 đã khiến việc mua sắm online trở thành một thói quen của người dùng công nghệ. Sau khi đại dịch kết thúc, thói quen này đã kịp ‘ăn sâu’ và trở thành một hành vi tiêu dùng thường xuyên.

24hstore-a.jpg
Doanh nghiệp bán lẻ phải nhập cuộc thương mại điện tử

* Mời bạn đọc tải về bản e-paper tại đây.

Đó là nhận định của ông Huỳnh Phú Hải, tổng giám đốc hệ thống bán lẻ 24hStore, về thị trường bán lẻ nhân dịp đầu năm mới 2022. Kể về những khó khăn trong năm đã qua, ông Hải chia sẻ:

Đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của cả Việt Nam, không riêng gì ngành bán lẻ thiết bị công nghệ. Giống như đa số những nơi khác, nguồn hàng tại 24hStore trở nên khan hiếm vì các nhà sản xuất gặp phải trường hợp thiếu hụt nguyên liệu cung ứng. Dịch COVID-19 còn ảnh hưởng nặng nề đến hàng hải, hậu cần nên giá nhập sản phẩm bị đẩy lên cao.

huynh-phu-hai.jpg
Ông Huỳnh Phú Hải

- Đại dịch COVID-19 đã khiến ngành bán lẻ Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt trong năm 2021 khi thời gian giãn cách xã hội kéo dài, doanh nghiệp ngành bán lẻ đã vượt khó ra sao?

Bản thân 24hStore đã tích cực đưa ra những chính sách xuyên suốt đại dịch để có thể trụ vững qua khó khăn: đẩy mạnh kênh mua bán online, giảm giá sản phẩm (có thời gian iPhone 13 Series dù mới ra mắt đã giảm gần 5 triệu đồng để kích cầu, 24hStore cố gắng giữ mức giá bình ổn dù nguồn hàng khan hiếm và các nhà buôn “chợ đen” dựa vào tình hình thị trường liên tục đẩy giá).

Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dùng tỏ ra quan tâm hơn đến chính sách thu cũ đổi mới tại cửa hàng thay vì mua hẳn sản phẩm mới. Nắm bắt tâm lý người dùng muốn sở hữu dòng máy mới với mức giá tiết kiệm nhất, 24hStore đưa ra chính sách thu cũ đổi mới không bù tiền kéo dài đến hiện tại, khuyến khích người dùng lên đời máy bằng sản phẩm model cũ hơn, tiết kiệm hơn.

Nhờ chính sách hỗ trợ giá, kích cầu, 24hStore đẩy được lượng máy tồn kho lớn, tỷ lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng tăng so với tháng trước đó. Tuy nhiên song song với việc duy trì doanh thu, 24hStore cũng đã phải tăng cường chi phí để có thể vượt qua đại dịch.

24hstore-b.jpg
Một cửa hàng mới thuộc hệ thống iLuxe của 24hStore

- Xu hướng bán lẻ nào sẽ diễn ra trong năm 2022?

Đại dịch COVID-19 đã khiến việc mua sắm online trở thành một thói quen của người dùng công nghệ. Nhiều chuyên gia dự đoán, kể cả sau khi đại dịch đã kết thúc, thói quen này vẫn đã kịp “ăn sâu” và trở thành một hành vi tiêu dùng thường xuyên. Thương mại điện tử (TMĐT) được dự báo sẽ tiếp tục phát triển đột phá trong những năm tới.

Nền tảng bán hàng đa kênh giúp 24hStore có lợi thế khi tạo được nhiều “điểm chạm” hơn, đồng thời tạo ra trải nghiệm mua sắm đồng bộ và tiện lợi cho khách hàng. Trong đại dịch vừa qua, 24hStore giữ được mức doanh thu không quá ảm đạm đều nhờ vào những nền tảng đa kênh.

Theo báo cáo nghiên cứu 2021 Retail Industry Outlook của Deloitte, sức khỏe và an toàn sẽ là yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Điều này dẫn đến những xu hướng mua sắm mới, khiến những phương thức mua sắm, thanh toán ít tiếp xúc đang ngày càng được ưa chuộng (chuyển khoản, quét mã QR...)...

img20220116083654.jpg
iLuxe - thương hiệu bán lẻ mới của 24hStore

- Với sự cạnh tranh rất mạnh từ các sàn TMĐT, các doanh nghiệp bán lẻ VN có những chiến lược nào để tạo sức cạnh tranh cũng như mở lối đi riêng cho mình?

Thị trường TMĐT đang ở thời kỳ nở rộ. Chính bởi vậy, các doanh nghiệp bán lẻ buộc phải nhập cuộc. Đây là lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển, cơ hội cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình mới. Mô hình kinh doanh TMĐT được xem như một trong những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Bán lẻ là việc mua sản phẩm từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn hoặc công ty và bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Các tổ chức bán lẻ có quy mô rất khác nhau. Chúng có thể là một cửa hàng duy nhất hoặc các cửa hàng liên hoàn bao gồm nhiều chi nhánh, kể các cửa hàng bách hóa tổng hợp, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng giảm giá và hợp tác xã tiêu thụ…

Chính bởi vậy, TMĐT hay bán lẻ đều là một hình thức kinh doanh rất phổ biến. Tuy nhiên, do nhu cầu mua sắm thay đổi đáng kể khi các quầy hàng không còn duy trì được sức hút đối với người tiêu dùng tới trung tâm thương mại. Đây cũng là kết quả khi mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển trong thời gian gần đây, nhất là khi dịch bệnh khiến thói quen mua sắm của con người thay đổi, dần chuyển hướng sang mua sắm online nhiều hơn.

Bản thân 24hStore không xem các sàn TMĐT là đối thủ cạnh tranh mà là một thị phần lớn có thể bắt tay cùng nhau phát triển. Sản phẩm của 24hStore đã có mặt trên những sàn TMĐT lớn như Shopee, Lazada... để có thể tiếp cận người dùng nhiều hơn.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp bán lẻ phải nhập cuộc thương mại điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO