Dở khóc dở cười với chuyện lì xì ngày Tết

Lam Chi| 27/01/2023 11:46

Năm nào cũng vậy, không ít tình huống dở khóc dở cười đã xảy ra trong các gia đình vì chuyện lì xì cho con trẻ.

“Còn chị cháu nữa!”

Lì xì là chuyện vui nhưng nhiều năm nay, nó cũng là một trong những “gánh nặng” khiến người lớn thêm phần sợ Tết. Không ít bậc làm cha mẹ đã rơi vào tình huống “dở khóc dở cười” hay ê mặt với khách vì cách nhận lì xì, những câu nói vô tình của trẻ khi khách đến chơi nhà dịp tết.

cach-day-tre-tiet-kiem-tien-mung-tuoi-nh-1548410155-width480height352.jpg
Không ít tình huống khó đỡ đã xảy ra trong vài ba ngày Tết xoay quanh chuyện lì xì.

Sáng mùng 5, cả nhà vừa trở về sau chuyến đi dài ăn Tết quê nội, anh Hà Dũng (Q.10, TP. HCM) được phen xấu hổ không còn chỗ chê khi cô con gái 5 tuổi nói chuyện cùng bác hàng xóm.

Cả nhà vừa về đúng lúc bác hàng xóm cũng đi đâu về, đang mở cổng. Thấy gia đình anh về bác vui vẻ chào cả nhà, đáp lại anh cũng chúc Tết bác vài câu định bụng xong xuôi đi vào nhà, thế nhưng bé Thư – con gái anh liền nắm tay cha lôi đi: “Qua nhà bác đi ba! Bác chưa mừng tuổi con!”. Vợ chồng anh Dũng được phen sượng trân, không còn chỗ trốn.

Đã thế cô bé còn hồn nhiên bảo bác hàng xóm: “Bác đừng đóng cổng, ba cháu qua chơi!”. Lời nói trẻ con vô tư nhưng người lớn thì khó xử, xấu hổ. Anh Dũng chỉ còn biết cười trừ xin lỗi bác hàng xóm, hẹn lúc khác sang nhà vì đang “đồ đạc lỉnh kỉnh”.

lixitet-1518085298-width490height368.jpg
Mặc dù được dặn dò cẩn thận, không ít trẻ vẫn làm cha mẹ xấu hổ vì những câu nói vô tư khi nhận lì xì.

Có gia đình khi nhận lì xì, trẻ hồn nhiên bóc bao xem tiền và chê ít trước mặt khách. Có trẻ thì người lớn chưa kịp lì xì đã hỏi: “bác chưa lì xì cháu”. Có trường hợp như anh Tuấn (Q. Tân Bình, TP. HCM), vừa đến nhà bạn chơi đã thấy một bầy trẻ con ngồi ngoài phòng khách, lì xì đứa này xong đã thấy đứa kia chạy lại. “Có bé, mình lì xì xong còn chạy ra bảo chị cháu chưa có phần”, anh Tuấn ngán ngẩm.

Nghiêm túc trao đổi cùng con

Trẻ con được ví von như tờ giấy trắng, người lớn vẽ gì thì nó là thế ấy, nên tính cách con trẻ khi lớn lên phụ thuộc khá nhiều vào cách giáo dục của các bậc cha mẹ. Con ngang bướng, hiền lành – lễ phép, hỗn láo đều là những tính cách đặc trưng của trẻ bị ảnh hưởng bởi cách dạy dỗ từ cha mẹ.

Những bậc cha mẹ dạy con thông thái đều có những buổi nói chuyện, trao đổi cùng con về chuyện nhận lì xì trước thềm năm mới.

cha-me-nen-huong-dan-tre-cach-su-dung-tien-li-xi-nhu-the-nao-cho-dung-c-1578037620-870-width1000height667.jpg
Cha mẹ nên có buổi nói chuyện nghiêm túc cùng trẻ sau những ngày Tết để trẻ kiểm điểm lại bản thân mình.

Cha mẹ nên dạy con biết ý nghĩa của việc lì xì và biết rằng, chuyện lì xì chỉ là hệ quả của lòng thương yêu và kính trọng qua những lời chúc mà trẻ con gửi đến người lớn, cũng như ngược lại chứ không phải đó là sự “trao đổi”.

Không chỉ việc nhận lì xì, hãy điều chỉnh cho con nếu trẻ chưa biết chào hỏi lễ phép và cư xử thiếu lễ độ trong dịp Tết vừa qua. Có không ít cha mẹ chia sẻ “giận tím mặt vì đi đâu nó cũng ăn nói trống không, ba mẹ nói gì là cãi nhem nhẻm.

Cha mẹ cũng nên giải thích cho trẻ hiểu tại sao lại nên chúc nhau năm mới, ý nghĩa của những lời chúc. Khi trẻ đã hiểu được ý nghĩa của hành động chắc chắn trẻ sẽ tự giác rút ra điều nên làm cho mình. Tránh bàn luận về phong bì lì xì có bao nhiêu tiền vì trẻ sẽ theo đó bắt chước.

Dạy con đầu năm với bài học đầu tiên về tiền lì xì, cha mẹ cần khéo léo giúp trẻ rút ra những điều nên và không nên với bản thân để từ đó điều chỉnh hành vi hợp lí.

Bài liên quan
  • Gánh nặng vô hình của lì xì
    Mỗi khi Tết đến, có lẽ không ít người cảm thấy lo lắng và đau đầu, phải tính toán liệu lương, thưởng có đủ trang trải cho lì xì. Từ đó, lì xì trở thành một gánh nặng vô hình tùy vào thu nhập từng người.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Dở khóc dở cười với chuyện lì xì ngày Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO