Djokovic được miễn trừ y tế, dân Úc phản đối gay gắt

BÌNH AN (tổng hợp)| 05/01/2022 20:29

Nghe tin Novak Djokovic được miễn trừ y tế, thủ lĩnh David Southwick của Đảng Tự do đã tweet: ‘đám cưới đám ma không được tiến hành, gia đình ly tán nhiều tháng, thì một tay vợt được miễn trừ’.

Để cứu vãn chất lượng giải đấu và nhượng bộ sự “cứng đầu” của Novak Djokovic, Úc đã chấp nhận quyền miễn trừ y tế để tay vợt này đến tham gia Australian Open. Tay vợt người Serbia hồ hởi thông báo trên trang cá nhân: “Hôm nay tôi sẽ đến Australia, khởi đầu hành trình tennis năm 2022 sau khi được miễn trừ y tế", kèm bức hình đang đứng ở sân bay.

52526555-0-image-m-34_1641293123072.jpg
Novak Djokovic đăng thông báo sẽ đến Australian cùng bức hình ở sân bay.

Ban tổ chức Australian Open xác nhận chính phủ đã phê duyệt đơn miễn trừ y tế của tay vợt số một thế giới, sau một quá trình xem xét nghiêm ngặt liên quan đến hai hội đồng độc lập của các chuyên gia y tế. Djokovic từ chối công khai tình trạng tiêm phòng COVID-19

Ngay lập tức, những phản ứng trái chiều xuất hiện tạo nên cuộc tranh cãi nảy lửa tại Úc và cả mạng xã hội, lôi kéo cả giới thể thao lẫn chính trị gia vào cuộc.

Trải qua những ngày kinh hoàng vì COVID-19, Úc xiết chặt nhập cảnh và quy định y tế để phòng dịch. Với Australian Open, tất cả người tham gia, bất kể khán giả hay VĐV đều buộc phải tiêm chủng đầy đủ. Trường hợp xin miễn trừ, phải nộp đơn xin phép từ chính phủ cấp bang mà không phải thực kiện cách ly 14 ngày.

52565819-10370611-image-a-9_1641372273607.jpg
Thủ tướng Scott Morrison khuyên Djokovic nên ở nhà nếu không tuân thủ y tế.

Theo tờ Guardians, Thủ tướng Scott Morrison nhấn mạnh về trường hợp của Djokovic: “nếu anh ấy không được tiêm phòng thì phải cung cấp bằng chứng xác đáng về không thể tiêm phòng vì lý do y tế. Nếu bằng chứng đó là không đủ, không có bất kỳ ngoại lệ nào và phải lên máy bay về nước”. Ông kêu gọi tay vợt người Serbia nên ở nhà.

Tuy nhiên, Trưởng BTC Autralian Open là Craig Tiley cho biết, trường hợp miễn trừ chỉ 2% tại Úc, rất hiếm người được miễn trừ. Quy trình xin miễn sẽ gồm hai giai đoạn: nộp đơn xin đến hội đồng chuyên môn của Hiệp hội quần vợt Úc và sau đó sẽ được xét duyệt bởi chính quyền Victoria. Quyền miễn trừ mà bất kỳ ai cũng nhận được, theo quy định của ATAGI – Cơ quan cố vẫn kỹ thuật Úc về tiêm chủng và việc xét cho Djokovic là “đúng quy trình”.

Theo hướng dẫn của ATAGI, một người chỉ được miễn trừ trong trường hợp có tình trạng y tế cấp tính như: mới trải qua cuộc phẫu thuật lớn, đã mắc COVID-19 trong 6 tháng qua, hoặc đã bị tác dụng phụ nghiêm trọng do tiêm vắc xin.

4492.jpg
Với 9 lần vô địch Australian Open, Djokovic là tay vợt giàu thành tích nhất giải đấu này.

Đương nhiên, ở vai trò tổ chức, Craig Tiley không cớ gì phản đối vì không có Djokovic giải của ông sẽ mất hấp dẫn: “Nhiều người khó chịu vì quan điểm của Novak thời gian qua. Rõ ràng anh ấy đã có lý do chính đáng vì sao được miễn trừ. Chúng tôi với tư cách là một sự kiện, cũng như một nhà nước, một quốc gia, sẽ làm tất cả để mang đến cho tất cả mọi người sự bình đẳng”.

Làn sóng phản đối dâng cao khi giải chỉ còn 12 ngày nữa là khai mạc. Bộ trưởng việc làm của bang Victoria là Jaala Pulford cho rằng người dân sẽ thấy thất vọng về quyết định này, khi quyền phê duyệt miễn trừ bị lạm dụng. Tương tự, ông Stephen Parnis, cựu phó Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Úc cho rằng quyết định miễn trừ là “kinh khủng”: “tôi không quan tâm anh ta tay vợt giỏi cỡ nào. Nếu từ chối tiêm phòng, anh ấy sẽ không được phép nhập cảnh. Nếu sự miễn trừ này là đúng, nó sẽ gửi một thông điệp kinh hoàng đến hàng triệu người đang tìm cách giảm thiểu rủi ro vì COVID-19 tại đây”.

ykskckmyyvjpzarkkofes4iawi.jpg
Australian Open đã nhượng bộ, nhưng người dân Úc thì không.

Không cần giữ lịch sự, phó thủ lĩnh Đảng Tự do của bang Victoria là David Southwick tweet đầy mỉa mai: “thật là đáng xấu hổ! Chúng ta đã phải 6 lần phong tỏa, trường học và công sở nhỏ đóng cửa, đám tang và đám cưới không được tiến hành, gia đình ly tán trong nhiều tháng và bây giờ một ngôi sao quần vợt được miễn trừ”.

Không chỉ có giới quan chức và chính trị gia, ngay cả các tay vợt chủ nhà cũng vô cùng ngạc nhiên. Hai tay vợt James Duckworth và Alex de Minaur đang tham dự ATP Sydney khi được hỏi đã cười mỉa mai: “nghe này, tôi không biết tiêu chí để được miễn trừ. Nhưng anh ta nhất định phải tuân thủ tiêu chí đó”.

Cựu cầu thủ bóng đá huyền thoại của Úc là Kevin Barlett than thở rằng công chúng Úc đang bị xem là những kẻ ngu ngốc trước quyết định này.

Trong hơn một ngày qua, việc miễn trừ cho Djokovic đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trên mạng xã hội Úc. Nhiều dự đoán cho rằng tay vợt người Serbia có thể sẽ nhận sự chào đón thù địch khi ra sân. Nhiều lời kêu gọi Djokovic nên trở về nhà.

novak-djokovic-mask-covid-vaccine_wide-9debe01f6bc63dfd55a7a17e791f095e46749ca8-s1100-c50.jpg
Ai cũng đeo khẩu trang, chỉ riêng Djokovic được ngoại lệ?

Khi lật trở lại những thông tin trong hơn 1 tháng qua, có thể hiểu nguồn cơn của nỗi tức giận và hồ nghi về sự thiếu công bằng. Tháng trước, phó thủ tướng bang Victoria, James Merlino khẳng định rằng việc miễn trừ vì lý do ý tế sẽ không bị lợi dụng để tạo ra một lỗ hổng cho các tay vợt và tất cả mọi người liên quan đến giải phải được tiêm phòng.

Ngay sau đó, tay vợt người Nga Natalia Vikhlyantseva phải từ bỏ giải chỉ vì cô tiêm vắc xin Sputnik mà loại vắc xin này lại không được Úc công nhận. Mọi thứ có vẻ rất nghiêm, nhưng Craig Tiley lại mới tiết lộ rằng có tất cả 26 đơn miễn trừ được nộp tại này này và chỉ mình…Djokovic được chấp nhận. Đơn giản, nếu thiếu nhà ĐKVĐ này, giải còn gì mà xem?

Theo The Guadian, Dailymail
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Djokovic được miễn trừ y tế, dân Úc phản đối gay gắt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO